×

Iklan

Tiểu sử NT. Thích nữ Như Dung (1931 - 2022)

TT-TT - 3.8.22 Last Updated 2022-08-03T05:23:55Z
    CHIA SẺ
Cố Ni trưởng Thích Nữ Như Dung (1931 - 2022)
Chứng minh Phân Ban ni giới PG tỉnh Đồng Tháp
Trụ trì chùa Thanh Hoa đến tháng 8/2022


1) Thời Niên Thiếu

Ni trưởng Viện chủ chùa Thanh Hoa, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 41. Pháp danh: Như Dung, Pháp Tự: Không Huyền Pháp Hiệu; Nhựt TánhThế danh: Nguyễn Thị Nữ, sinh năm Nhâm Thân (1931) tại xã Kiên Tân, huyệnTân Hiệp, tỉnh Rạch Giá (nay tỉnh Kiên Giang). 

Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Mạnh, là một người theo Nho giáo, hiền hòa đạo đức, Cụ ông cũng hết lòng kính tin Tam Bảo, thân mẫu là cụ Lê Thị Phương vốn người hiền lương phúc hậu. Thuở sinh thời cả hai cụ đều có lòng thương người, thường hay bố thí của cải vật chất, giúp người hoạn nạn nghèo khó.

Ni trưởng là người con thứ ba trong gia đình gồm có 4 chị em. Do thiện căn đã thể hiện lúc thuở nhỏ, và một phần nhờ ảnh hưởng của song thân, nên lúc còn là một thiếu nữ, Ni trưởng đã biết theo mẹ thường xuyên đến chùa tụng kinh lễ Phật, tiền cha mẹ cho ăn vặt khi đi học, Người thường để giành để giúp người nghèo khó bệnh tật và hùn tiền in kinh n tống, rồi phân phát cho bà con và chị em bạn bè cùng đọc tụnggiúp cho mọi người đều hiểu Phật pháp và phát thiện tâm. Mỗi khi tạo được duyên lành đó thì trong lòng Ni trưởng hân hoan vui mừng, khôn tả.

Túc duyên Tam Bảo nhiều đời

Phátâm dõng mãnh chờ thời quy - y

Tình riêng gác lại  ra đi

Hiếu ân hẹn trả một khi trở về.

Thời gian thắm thoát trôi nhanh, như bóng câu thoáng qua khung cửa, mới ngày nào, còn theo sau chân mẹ đến chùa lễ Phậtgiờ đây mà đã thành cô thôn nữ tuổi đôi mươi nết na hiền diệuNi trưởng sớm nhận thấy cuộc đời vốn vô thường giả tạm, thân người nay có mai không, như hạt sương buổi sớmNếu ở đời không khéo chỉ lo tình riêng cho bản thânthì lấy gì để đền ơn đáp hiếu ân cho cha mẹ, chỉ có chọn con đường xuất gia tu học  mới có thể báo hiếu vẹn toàn cho song thân, “ Nhứt nhơn hành đạo cửu huyền thăng”, nghĩ như thế rồi, Ni trưởng đã quyết chí xuất gia, tầm sư học đạo hầu xả ly phiền não khổ đau, giác ngộ giải thoát, ngỏ hầu trên đền tứ ân nặng, dưới cứu khổ tam đồ.

2) Xuất gia tu học:

Vốmang thân nữ nhi, gặp thời buổi đất nước chiến tranh ly loạn, nên ra đi tìm nơi học đạo cũng gặp không ít gian nan vất vả. Bước đầu Ni trưởng đến chùa Phước Thạnh (tỉnh Kiên Giang), xin làm công quả và tập sự tu học, thời gian ở đây gần một năm, Ni trưởng lại xin phép quý Sư cô trong chùa đi đến chùa khác để tiếp tục học giáo lý và công quả..trải qua thời gian dài, nhưng Ni trưởng không thoả mãn về sở học mình đang có, nên rồi gặp một người bạn đồng tu hướng dẫn đến chùa Phước Huệ tại Sa Đéc, diện kiến với Ni trưởng thượng Diệu h Hoa và xin được nương nhờ đức đại chúng để tu học.

Tại đây, Ni trưởng được tế độ xuất gia và được thọ giới Sa Di Ni năm 1953, và không lâu sau lại được ân sư cho thọ giới thức xoa-ma-na, từ đó trở đi Ni trưởng nỗ lực tinh tấn tu học, và luôn là tấm gương giới luật cho đại chúng nội tự noi theo.

Một trong những thành tựu tu học đáng khích lệ, đó là vào tháng 9 năm 1961 Sư trưởng Phước Huệ mở ra cuộc thi chữ Nho và giáo lý Đức Phật, lần này Ni trưởng Như Dung đạt thủ khoa của cuộc thi. 

Nhờ thành quả đó mà tháng 10 năm 1961, Ni trưởng Phước Huệ đã cho phép người đệ tử thân quý Như Dung được lên chùa Từ Nghiêm tại Sài Gònđể th giới Tỳ Kheo Ni, được giới phẩm cụ túc cũng là tiêu chuẩn căn bản để ân sư cho phép nghiên cứuLuật tỳ kheo Ni, nhị khóa hiệp giải, Phật tổ Tam kinh.v.v...

3) Thời kỳ hành đạo

Năm 1969 được Chư tôn đức Chứng minh và Ni trưởng ân sư tin tưởng bổ nhiệm Ni trưởng Như Dung về trụ trì chùa Thanh Hoa, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tnh Sa Đéc (nay là Đồng Tháp). Lúc mới về nhận trách nhiệm, chùa Thanh Hoa cảnh vật còn hoang vu, ít có bóng người qua lại vì dân trong làng tản cư lánh nạn chiến tranh. Ni trưởng ở tạm một góc gác bếp trong chùa cho kín mưa kín nắng, để sớm hôm lo kinh kệ.

Mãi đến năm 1970 nhờ sự trợ duyên ủng hộ của Sư Bà Tư người quản lý  tương của chùa Phước Huệông Ba chủ nhà máy Hòa Thành cũng là anh ruột của Sư Bà Tư và nhiều phật tử khác ở địa phương, cùng nhau dựng cất được ngôi nhà hậulàm nơi đạo tràng cho mỗi tối cho bà con đến tụng kinh niệm Phật.

Chùa nghèo mái vách đơn sơ

Lòng Người không nản từng giờ lãng xao

Giữ gìn giới luật thanh cao

Ngày càng đạo sáng vượt bao thăng trầm.

Nhờ nỗ lực chịu thương chịu khó, và giới luật tinh nghiêm, nên ngày càng đông bà con thiện tín tìm đến quy y học đạo tu hành qua gượng từ bi đạo hạnh của Ni trưởng.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, cũng là cơ hội thuận duyên cho Tăng Ni hoằng pháp lợi sanh, phật tử được tự do lễ bái tu học, khắp nơi chùa chin được trùng tu xây dựng khang trang để đáp ứng nhu cầu tu học cho bà con phật tử, và nguyện vọng từ lâu của Ni trưởng là được xây lại chùa Thanh Hoa để là nơi cho bá tánh nương nhờ tu học. Thế rồi ước mơ cũng trở thành hiện thực, năm 2000 chùa Thanh Hoa được khởi công trùng tu xây dựng lại, sau hai năm ngôi đạo tràng được hoàn thành, Ni trưởng rất hoan hỷ khi hoài bảo đã thành tựu, không còn lo lắng cảnh dột mưa rọi nắng cho Tăng, Ni, Phật tử mỗi khi lễ Phật tụng kinh hằng đêm, vào bà con bổn đạo vào dịp những rằm ngươn, Phật đản Vu Lan….

4) Viên Tịch

Cuộc đời tu học và hành đạo của Ni trưởnglà một quãng thời gian rất gian nan khổ cực, vì bởi hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ còn chia cắt, ngày đêm tiếng súng chiến tranh khắp nơi còn rền vang, nên mọi thứ khó khăn càng thêm chồng chất…thế nhưng trước những gian nan thử thách đó, cũng không làm phai mờ chí nguyện xuất trần của người Tu Sĩ Ni bộtrên cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, Ni trưởng đã chung tay góp sức cùng với chư tôn đức, bảo vệ chánh pháp và góp phần cho xã hội bằng gương đạo hạnh của mình, cũng như chia sẻ cho bà con nghèo địa phương bằng những món quà từ thiện, vô cùng ý nghĩa...Ni trưởng luôn nêu cao tinh thần tiếp độ đệ tử xuất gia, tiêu biểu như SC. Như Hạnh, SC. Như Quang, SC. Như MinhSC. Như Tâm, SC. Như Thảo…và hướng dẫn chúng sanh, gieo trồng phước đức và làm tròn nghĩa vụ của người công dân làm tốt đạo đẹp đời, đó là hoài bảo tối ưu của Sư trưởng lúc sinh thời .

Và hằng ngày Ni trưởng Thanh Hoa thường hay nói rằng “xưa nay không có quyển sách nào không đến trang kết luận bao giờ” thế nên cuộc đời người được ví von qua câu :nhơn tình t điểu đồng làm túc, đại hn lai thời các t phi”, Đường sanh tử nào ai tránh khỏi, Nẻo luân hồi cứ mãi vần xoay, Ai khéo tu thời được thanh nhàn, Thân tứ đại nay hoàn tứ đi.

Qu thật như vậy, lẽ thế vô thường, thân tứ đại mòn theo nht nguyệt, thân tứ đại của Ni trưởng cũng không thể nào vượt qua quy luật ấy.

Thế rồi Ni trưởng đã an nhiên tịch diệt vào lúc 23 giờ 00 phút, ngày mùng 01 tháng 08 năm 2022 (nhằm ngày tháng 7 năm Nhâm Dần) trong tiếng hộ niệm Phật của đại chúng.

Sư Trưởntrụ thế 91 năm, 61 hạ lạp.

Dép cỏ lối về còn lưu dấu, hoa đàm tuy rụng, vẫn còn hương”.

Nhất tâm phụng vì: Tân viên tịch Thanh Hoa Đường thượng từ Lâm Tế Chánh Tông, tứ thập nhứt thế, Húy thượng Như hạ Dung hiệu, Nhứt Tánh, Tự Không Huyền, Sư trưởng giác linh liên tòa chứng giám.