Notification

×

Iklan

Tiểu sử Ni trưởng Thượng Như Hạ Ngọc (1917 - 2022)

TT-TT - 2.5.22 Last Updated 2022-05-11T01:08:02Z
    CHIA SẺ

Ni trưởng Thượng Như Hạ Ngọc (1917 - 2022)
- Nguyên Ủy Viên Hội đồng Trị sự GHPGVN khóa 3, 4, 5 - Nguyên Phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp khóa 1, 2, 3, 4, 5 - Chứng minh Phân ban Ni giới Trung Ương, - Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh Đồng Tháp - Nguyên Ủy Viên Ủy viên MTTQVN tỉnh Đồng Tháp - Nguyên Ủy Viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đồng Tháp - Nguyên Hiệu phó Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Tháp - Viện chủ Chùa Phước Huệ 



I. THÂN THẾ: 

Ni trưởng thế danh là Chế Thị Gi, pháp danh Diệu Đạo, húy Chơn Niệm, hiệu Giác Ngọc, dòng Lâm Tế Chánh Tông, đời thứ 41. Ni trưởng sinh ngày 29 tháng 7 năm Đinh Tỵ (1917) tại Thủ Ô, thuộc tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Hòa Thuận, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Thân phụ là cụ ông Chế Văn Cảnh, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Xướng. Cả hai lúc tuổi già đều xuất gia theo Phật, pháp danh là Sa-di Siêu Thời và Sa-di Ni Huệ Phụng. Gia đình có 5 chị em, người chị cả xuất gia, về sau là Ni trưởng Như Hoa; còn Ni trưởng là người con thứ năm. 

II. THỜI KỲ XUẤT GIA – HÀNH ĐẠO 

Ni trưởng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung nông Nho giáo, nhưng lại có tâm kính tin Tam bảo. Thuở thiếu thời, Ni trưởng được cha mẹ thương yêu và chăm lo việc học hành. Được thừa hưởng dòng tri thức của thân phụ, Ni trưởng đã thông suốt chữ Nho, tiếng Việt và cả tiếng Pháp. Thời gian lặng lẽ trôi qua, Ni trưởng dần lớn lên và trở thành cô giáo làng, dạy học cho những đứa trẻ trong xóm không có điều kiện đến trường. Trong thời kỳ kháng Pháp, quê hương của Ni trưởng là Thủ Ô, một địa danh thôn quê xa xôi, hẻo lánh thuộc tỉnh Sa Đéc; nơi mà hơn ba trăm năm về trước, trên bước đường mở đất phương Nam, người Việt đã đến đây khai hoang, lập nghiệp. Đây là một vùng sông nước, với đồng ruộng mênh mông, lau sậy sầm uất, rất thuận lợi cho Cách mạng lập chiến khu. Năm xưa, mỗi khi lính Tây càng quét qua đây, khi có một vài sỹ quan hay binh lính bị tổn thương, thì đồng nơi ấy phải gánh chịu sự đàn áp của bọn chúng. Nhiều người dân vô tội, bị tình nghi là hoạt động cách mạng, đã bị bắt và bị giết hại, xác thả trôi sông. Đây cũng là một dấu ấn khó quên, thôi thúc Ni trưởng tham gia vào công cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc. Thời gian thấm thoát, người chị cả là Ni trưởng Như Hoa đã xuất gia tu học tại chùa Kim Huê. Thấy Ni trưởng giờ là một cô gái đã trưởng thành, nết na, gia phong, hiền dịu, ông bà cụ nghĩ đến việc lập gia thất. Cảm nhận được đời sống giản dị trong chiếc áo nâu sòng, sự an nhiên thoát tục ngay giữa cõi đời giả tạm. Rất khó tránh khỏi sự ràng buộc gia đình, nếu vâng lời hai cụ thân sinh, phút chốc nghĩ đến người chị cả cao quý, Ni trưởng quyết tâm tìm cách rời gia đình, để thực hiện chí nguyện xuất gia cầu giải thoát. Nhận được sự chỉ dạy và sắp xếp của chị cả, Ni trưởng rời nhà đến chùa Kim Huê, xin Sư cụ xuất gia, học đạo. Thời gian sau, khi tìm đến chùa Kim Huê để gặp hai con gái, ông bà được Hòa thượng Trụ trì, bấy giờ là Sư cụ thượng Chánh hạ Quả khuyên nhủ, nên cho Ni trưởng xuất gia, vì căn tánh của mỗi người mỗi khác, không phải ai cũng muốn đi tu, không phải ai cũng có duyên lành, chọn cho mình con đường giải thoát. 

Việc Ni trưởng đi tu là để giác ngộ tự thân và cứu độ thân bằng quyến thuộc. Khi nghe lời khuyến tấn từ hòa, trí tuệ của Hòa thượng, hai Ông Bà hoan hỉ ra về, trong lòng hai cụ chợt thấy yên tâm về con đường mà hai cô con gái đã quyết tâm lựa chọn. Nhờ túc duyên đã gieo trồng căn lành, không màng đến những buồn vui thế tục, Ni trưởng luôn cần mẫn siêng năng, theo chị cả tập tu, nguyện ước một ngày sớm được khoác lên mình chiếc áo giải thoát. Nhận thấy được chí nguyện xuất trần, một thạch trụ tòng lâm, pháp khí cho hàng Ni giới trong tương lai, vào mùa xuân năm Tân Tỵ (1941), sư cụ Kim Huê chấp thuận cho Ni trưởng xuất gia, ban cho pháp danh là Diệu Đạo, tự Chơn Niệm, hiệu Giác Ngọc. Thế là cánh cửa giải thoát được mở ra với Ni trưởng kể từ đấy. Được dự vào hàng xuất gia, tâm nguyện cầu đạo Bồ-đề nơi Ni trưởng ngày càng kiên cố. Một phần được sự giáo huấn nghiêm minh của Sư cụ. Một phần được sự động viên, khuyến tấn của người chị cả khả kính, ngoài việc sáng công phu, chiều tịnh độ, chấp lao phục dịch cùng đại chúng, Ni trưởng càng tinh tấn, gia tâm tu học. Tại đây, Ni trưởng được Sư cụ cho phép cùng lúc truyền giới Sa-di ni và Thức-xoa-ma-na. Vào năm 1943, Ni trưởng được Sư cụ cho phép thọ Cụ túc giới, tại Giới đàn chùa Kim Huê, do Hòa thượng thượng Chánh hạ Quả làm Hòa thượng Đàn đầu. Cũng vào năm 1941, có hai nữ Phật tử giàu có bậc nhất ở làng Tân Hưng, Sa Đéc, phát tâm xây dựng ngôi chùa Phước Huệ, tại xã Tân Vĩnh Hòa, rồi xin dâng cúng cho Hòa thượng Chánh Quả (Sư cụ Kim Huê) và thỉnh Ngài làm trụ trì. Sau nhiều lần đắn đo, cân nhắc, Hòa thượng hứa khả. Ni trưởng cùng với hơn 30 chúng Ni được về tu học tại đây, dưới sự quản lý và chỉ dẫn của Ni trưởng Như Hoa. Mỗi nửa tháng, Hòa thượng đến dạy Kinh, Luật như: Sa-di Ni, luật Thức-xoa, luật Tỳ-kheo Ni, kinh Phạm Võng, Trường A-hàm, Quy Ngươn Trực Chỉ và nghi thức truyền giới cho chư Ni. Năm 1947, chùa Phước Huệ bị thiêu hủy trong phong trào tiêu thổ kháng chiến, chư Ni phải dựng lại chùa bằng tre lá để ở tạm. Một số vị rời đi tìm trường tiếp tục con đường tu học, những vị còn lại bám trụ giữ đất, mong có cơ hội phục hồi mảnh đất thiêng, với ngôi chùa thân thương, trải qua nhiều năm tháng, đã chở che mưa nắng cho chư Ni sớm kệ chiều kinh. Năm 1950 Ni trưởng xin nhập chúng tu học tại Phật học Ni viện Từ Nghiêm, đường Bà Hạt – Chợ Lớn. Năm 1952, khi chùa Từ Nghiêm bị cháy, Ni trưởng cùng ni chúng được quý Hòa thượng trong Ban giám đốc đưa về chùa Dược Sư (Gia Định), tiếp tục tu học đến năm 1957. Thời gian này, khi được tham dự khóa đào tạo Sứ giả Như Lai, Ni trưởng luôn chuyên tâm tu học, không phút giây xao lãng. Mỗi khi được học một bộ kinh mới, Ni trưởng lên đảnh lễ Tam Bảo, cầu nguyện cho hai vị thân sinh được mạnh khỏe, để sự nghiệp tu học tự thân không dừng lại nửa chừng. Năm 1957, Ni trưởng Như Hoa phát nguyện trùng tu chùa Phước Huệ, đã bị hư hỏng nặng bởi cơn binh lửa từ năm 1946. Ni trưởng đã rời Ni trường Dược Sư, về lại Sa Đéc để phụ giúp việc tu sửa. Đến năm 1958, sau khi việc trùng tu được hoàn tất, Ni trưởng Như Hoa chính thức giao cho Ni trưởng trụ trì chùa Phước Huệ tiếp độ ni chúng, để Ni trưởng Như Hoa về lại Sài Gòn hợp tác cùng quý Ni trưởng thành lập Ni bộ Bắc tông. Trong những năm biến cố bởi chiến tranh, tại chùa Phước Huệ, ban ngày bị lính Pháp chiếm đóng; đêm lại dân quân Cách mạng về ẩn náu trú ngụ. Những khó khăn chồng chất là vậy, nhưng nhờ vào sự lãnh đạo và sắp xếp khéo léo của Ni trưởng nên mọi việc đều được suông sẻ. Năm 1963, khi Pháp nạn xảy ra, cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài của chính phủ Nhu Diệm, Ni trưởng vừa lo kinh tế cho Phước Huệ, vừa ủng hộ Ni trưởng Như Hoa tham gia đấu tranh, biểu tình tại Việt Nam Quốc Tự Sài Gòn; đồng lao cộng khổ với quý Chư tôn đức như: Hòa thượng Thiện Hào, Hòa thượng Minh Nguyệt, đấu tranh cho dân tộc, cho Phật giáo. Sau cuộc Pháp nạn năm ấy, Ni trưởng về lại chùa Phước Huệ, tiếp tục sự nghiệp hướng dẫn ni chúng tu học. Năm 1960, được sự động viên của một vị Giáo sư và được sư cụ chùa Kim Huê cho đất, Ni trưởng thành lập trường Bồ Đề, nhằm đào tạo đội ngũ kế thừa cho Giáo hội, có đủ trình độ văn hóa, trình độ thế học, giúp ích cho việc nghiên cứu Phật pháp. Với tinh thần “Truyền đăng tục diệm”, Ni trưởng luôn nuôi dưỡng và phát huy hạnh nguyện tiếp độ chúng ni. Nhiều vị ni xuất thân từ Ni trường Phước Huệ, hôm nay đã thành công trong những Phật sự, công tác Giáo dục, Hoằng pháp, lãnh đạo ni giới. Ngoài ra, những năm trước 1975, mỗi năm Ni trưởng đều mở Trung, Tiểu giới đàn. Ni trưởng thỉnh Chư tôn đức Ni tại tỉnh Đồng Tháp như Ni trưởng Như Hoa (chùa Phước Huệ), Ni trưởng Như Nghĩa, Ni trưởng Như Trinh (chùa Hải Huệ), Ni trưởng Như Lý (chùa Từ Nguyên), Ni trưởng Như Ngọc (chùa Long An), Ni trưởng Như Nghĩa (chùa Long Phước), Ni trưởng Như Hậu (chùa Bảo An), Ni trưởng Như Hiếu (chùa Tây Hưng), Ni trưởng Như Châu (chùa Thanh Lương)... vào hàng Giới sư, để truyền giới Sa-di Ni và Thức-xoa-ma-na; chùa Từ Nghiêm – trụ sở của Ni bộ Bắc tông là nơi quy tụ giới tử cầu thọ Tỳ-kheo Ni giới. Từ năm 1984 trở đi, được sự chỉ đạo của Giáo hội Trung ương, chùa Phước Huệ là một trong các trú xứ được chọn là nơi mở Đại giới đàn cho giới tử Ni. 

Tại các Giới đàn do Ban Trị sự tổ chức, Ni trưởng là: 
1/ Đệ Tam Tôn chứng tại Đại Giới Đàn… (1984) 
2/ Đệ Nhị Tôn chứng tại Đại Giới Đàn Vĩnh Đạt… (1988) 
3/ Ban Tổ Chức Đại Giới Đàn… (1992) 
4/ Yết-ma A-xà-lê tại Đại Giới Đàn…(1995) 
5/ Yết-ma A-xà-lê tại Đại Giới Đàn …(1998) 
6/ …(2001) 
7/ …(2004) 
8/ …(2007) 9/ Ban Chứng minh Đại Giới Đàn Vĩnh Đạt (2010) 
10/ Hòa thượng Đàn Đầu – Đàn … tại Đại Giới Đàn Vĩnh Tràng (2013) 
11/ Ban Chứng minh Đại Giới Đàn Vĩnh Đạt (2016) 
12/ Hòa thượng Đàn Đầu – Đàn … tại Đại Giới Đàn Vĩnh Đạt (2018) 
13/ 
14/ Ban Chứng minh Đại Giới Đàn Từ Nhơn (2021) 
Ngoài ra, Ni trưởng còn nhận sự cung thỉnh từ Ni viện Thiện Hòa; lời mời của Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm thành viên của Hội đồng Thập sư truyền giới cho giới tử thuộc các tỉnh miền Đông: 
1/ Hòa thượng Đàn đầu, đàn Sa-di ni tại: 
- Đại giới đàn Thiện Hòa I (1993) 
- Đại giới đàn Thiện Hòa II (1996) 
- Đại giới đàn Thiện Hòa III (2000) - Đại giới đàn Thiện Hòa IV (2003) 
- Đại giới đàn Thiện Hòa V (2006) 
2/ Yết-ma A-xà-lê đàn Tỳ-kheo Ni tại: 
- Đại giới đàn Thiện Hòa II (1996) 
- Đại giới đàn Thiện Hòa III (2000) 
3/ Hòa thượng đàn đầu, đàn Tỳ-kheo Ni tại: 
- Đại giới đàn Thiện Hòa VI (2009) 
- Đại giới đàn Thiện Hòa VII (2013) 
- Đại giới đàn Đồng Huy (2016) 
- Đại giới đàn Bảo Tạng (2018) 

Kế thừa sự nghiệp giáo dục của Sư cụ chùa Kim Huê và theo quan niệm của Ni trưởng: “Tăng đồ thất học, Đạo pháp suy tàn”, nên trú xứ Phước Huệ là nơi luôn được Ni trưởng tổ chức các lớp dạy gia giáo, gồm các môn học cơ bản như: Giáo khoa thư, Luật Trường Hàng, Thập Thiện Nghiệp, Bát Đại Nhân Giác, do các vị Ni tại chùa phụ trách. Ngoài ra Ni trưởng cung thỉnh Chư vị Tôn Túc như Ni trưởng Như Lý (chùa Từ Nguyên), Ni trưởng Như Châu dạy Tứ Phần Luật, Hòa thượng Bửu Đa, Hòa thượng Chánh Giác, Thượng tọa chùa Giác Long, Thượng tọa Thích Thiện Chánh và Chư tôn đức Tăng đương thời dạy các bộ Kinh luận như Pháp Bảo Đàn, Phật Học Hành Nghi, Nhị Khóa Hiệp Giải, Tứ Thập Nhị Chương, Duy Thức Học, v.v... Một niềm tôn kính vô biên đối với Ni trưởng, một dấu ấn không thể nào quên của tất cả học Ni tại bổn tự đương thời, đó là Ni trưởng thường xuyên sách tấn và tham dự những buổi học gia giáo cùng với ni chúng, mặc dù tuổi đã cao và còn bận rộn nhiều Phật sự. Năm 1981, cùng với Thượng tọa Thích Thiện Chánh và Chư tôn đức Tăng Ni trong tỉnh, Ni trưởng là người tích cực vận động để thành lập Ban Trị Sự Tỉnh hội (Nay là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh Đồng Tháp). Kết quả là, năm 1982, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp được thành lập chỉ sau Giáo hội Trung ương 1 năm. Ni trưởng đảm nhiệm chức vụ Phó ban trong suốt 4 nhiệm kỳ (1982-1992), cùng với Chư tôn đức Ban Trị sự, quý Tăng Ni địa phương, hết lòng đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, chung tay xây dựng Phật giáo tỉnh nhà, gặt hái được những thành tựu Phật sự quan trọng. Năm 1989, Trường Cơ Bản Phật Học Đồng Tháp (sau này là Trung Cấp Phật Học Đồng Tháp) được thành lập, Ni trưởng đảm nhận chức vụ Hiệu phó, phụ trách Cơ sở Ni tại chùa Phước Huệ, và cơ sở này vẫn được duy trì cho đến hiện tại. Đến nay (2022), trải qua 9 khóa, Cơ sở Ni Chùa Phước Huệ đã đào tạo trên 300 Ni sinh. Trong số đó có 2 Ni với học vị Tiến sĩ, 1 vị là Nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, ngoài ra còn có nhiều chúng ni là Thạc sĩ, Cử nhân Phật học. Năm 1992-1997, Phó Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Đồng Tháp. Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ III (???), Ni trưởng được suy cử vào Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, nhiệm kỳ 3, 4, 5 (1992-2007). Năm 2002, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ IV, Ni trưởng đảm trách chức vụ Phó Ban Thường trực Ban Trị sự Phật Giáo Tỉnh Đồng Tháp (2002-2007) Năm 2007, Ni trưởng là Phó Ban Trị sự Phật giáo Đồng Tháp, Đặc trách Ni giới, nhiệm kỳ 5 (2007-2012). Từ năm 2013 cho đến nay, Ni trưởng được suy cử vào Chứng minh Phân ban Ni giới Trung ương. Ngoài ra Ni trưởng còn hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc, Giáo hội Trung ương tổ chức nhiều cuộc vận động cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, bà con gặp khó khăn trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp; Là thành viên tích cực vận động xây dựng Lò thiêu tại địa phương để hỗ trợ về mặt tang tế. Đối với Mặt trận Tổ quốc, Ni trưởng là người tham gia từ những ngày đầu tiếp quản. Ni trưởng cùng với chư Ni trực tiếp lo các bữa ăn cho Ủy ban quân quản, những đồng bào nghèo, vào thời điểm khó khăn nhất của đất nước sau giải phóng. Ni trưởng là Ủy viên Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp trong nhiều nhiệm kỳ. Đặc biệt là với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Ni trưởng là Ủy viên Ban chấp hành của Hội suốt bốn nhiệm kỳ với sự tin tưởng và quý mến của các thành viên cộng sự. 

III. VIÊN TỊCH: 
Thời gian trôi đi, tuổi cao sức yếu, từ năm ..........., Ni trưởng ủy nhiệm tất cả Phật sự trong ngoài cho vị đệ tử có khả năng gánh vác, tự thân phát nguyện tịnh tu đến ngày về cõi Phật. Khi sức khỏe khá hơn một chút, Ni trưởng lại bảo các vị thị giả đưa Ngài đi thăm từng nơi: Lớp học, giảng đường, Chánh điện, nhà tổ, v.v… ân cần dặn dò, chỉ bảo, mong sao Phước Huệ tổ đình luôn được bình yên, ni chúng hòa hợp tinh chuyên tu học. Những tưởng, hành trình phụng sự đạo pháp, hoá độ chúng sanh của Ni trưởng, là tấm gương, là cội đại thọ luôn tỏa mát, che chở hàng đệ tử, Ni chúng lâu dài. Nào ngờ đâu, trong những ngày cuối Xuân Nhâm Dần, Ni trưởng lâm trọng bệnh. Nhờ sự tận tình chăm sóc, chữa trị của Y, Bác sĩ, nên căn bệnh đã được thuyên giảm phần nào. Tuy nhiên, do niên cao lạp trưởng, như một cổ xe đã mòn rã, sức khoẻ của Ni trưởng ngày một yếu dần. Mặc dù thân thể có phần gầy hơn, nhưng tinh thần Ni trưởng vẫn minh mẫn, sáng suốt; nụ cười hoan hỷ luôn hiện hữu cùng sự ấm áp từ hòa. Ni trưởng thường để tâm trì niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà, cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. 

Đến đây, “Tự tha hạnh nguyện tròn đầy Từ bi tế độ nguyện xây Lạc thành Xả thân huyễn mộng chỉ mành Tây phương Cực Lạc nguyện sanh liên đài” Như ngọn đèn dầu dần tắt sau những giọt cuối cùng, Ni trưởng đã thuận thế vô thường, an nhiên thị tịch vào lúc 9 giờ, ngày mùng 1 tháng 4 năm Nhâm Dần (nhằm ngày 1 tháng 5 năm 2022), trụ thế 106 mùa sen nở, hạ lạp trải qua 80 mùa An Cư Kiết Hạ. Từ Đinh Tỵ đến Nhâm Dần, hơn thế kỷ du hành trong cõi tạm, giờ đây: “Thầy về cõi tịnh an nhiên Tăng Ni Phật tử mọi miền tiếc thương. Thầy vì tứ chúng muôn phương, Bá linh lục tuế tình thương đại đồng, Pháp âm vi diệu khai thông, Thầy đem chánh pháp gieo trồng khắp nơi”. Nam mô Từ Lâm Tế Chánh tông, tứ thập thế, pháp danh Diệu Đạo, huý Chơn Niệm, pháp hiệu Giác Ngọc, Giác linh Ân Sư thùy từ chứng giám.
____

Ghi chú: 
Bài viết tiểu sử Ni trưởng Thượng Như Hạ Ngọc có một vài mốc thời gian bỏ trống, do công hạnh của Ni trưởng sâu dày, khó có thể ghi chép đầy đủ, chúng tôi vẫn đang tiếp tục tìm các chi tiết để bổ sung đầy đủ hơn.
Mong quý vị lượng thứ!

Ban biên tập

__________________________

Nguyên Ủy Viên Hội đồng Trị sự GHPGVN khóa 3, 4, 5

- Nguyên Phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp khóa 1, 2, 3, 4, 5

Chứng minh Phân ban Ni giới Trung Ương,

Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh Đồng Tháp

Nguyên Ủy Viên Ủy viên MTTQVN tỉnh Đồng Tháp

Nguyên Ủy Viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đồng Tháp

- Nguyên Hiệu phó Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Tháp

- Viện chủ Chùa Phước Huệ

 

Ni trưởng tục danh là Chế Thị Gi, pháp danh Diệu Đạo, húy Chơn Niệm, hiệu Giác Ngọc, nối pháp mạch dòng Thiền Lâm Tế Gia phổ thời thứ 40. Ni trưởng sinh ngày 29 tháng 7 năm Đinh Tỵ (1917) tại Thủ Ô, thuộc tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Hòa Thuận, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Vốn sinh trưởng trong gia đình trung nông, nhiều đời phụng sự Phật pháp, kính tin Tam bảo. Thân phụ là cụ ông Chế Văn Cảnh, pháp danh Tế Thời và hiền mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Xướng, pháp danh Huệ Phụng, khi tuổi cao hai cụ đều xuất gia học Phật. Gia đình có 5 chị em, người chị cả xuất gia, về sau là Ni trưởng Như Hoa; còn Ni trưởng là người con thứ năm.

 

Thuở ấu thơ, được sự dìu dắt của song thân và bào tỷ (Trưởng lão Thích nữ Như Hoa 1909-1989), Ni trưởng học cổ Quốc ngữ Hán nôm với Trưởng lão Hòa thượng Tuyên Luật sư Thích Bửu Phước, chùa Phước Ân, rạch Cai Bường, làng Vĩnh Thạnh.

 

Được thừa hưởng dòng tri thức của thân phụ, Ni trưởng đã thông suốt cổ Quốc ngữ Hán nôm, tiếng Việt và cả tiếng Pháp. Thời gian lặng lẽ trôi qua, Ni trưởng dần lớn lên và trở thành cô giáo làng, dạy học cho những đứa trẻ trong xóm không có điều kiện đến trường.

 

Trong thời kỳ kháng Pháp, quê hương của Ni trưởng là Thủ Ô, một địa danh thôn quê xa xôi, hẻo lánh thuộc tỉnh Sa Đéc; nơi mà hơn ba trăm năm về trước, trên bước đường mở đất phương Nam, người Việt đã đến đây khai hoang, lập nghiệp, nổi tiếng với địa danh Đông Khẩu đạo, địa lý Sa Đéc nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Đây là một vùng sông nước, với đồng ruộng mênh mông, lau sậy rậm rạp, rất thuận lợi cho Cách mạng lập chiến khu. Năm xưa, mỗi khi lính Tây càn quét qua đây, khi có một vài sỹ quan hay binh lính bị tổn thương, thì đồng nơi ấy phải gánh chịu sự đàn áp của bọn chúng. Nhiều người dân vô tội, bị tình nghi là hoạt động cách mạng, đã bị bắt và bị giết hại, xác thả trôi sông. Đây cũng là một dấu ấn khó quên, thôi thúc Ni trưởng tham gia vào công cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc.

 

Thời gian thấm thoát, người chị cả là Trưởng lão Thích nữ Như Hoa (1909-1989) đã xuất gia tu học tại Tổ đình Kim Huê. Thấy Ni trưởng giờ là một cô gái đã trưởng thành, nết na, gia phong, hiền dịu, song thân nghĩ đến việc lập gia thất. Cảm nhận được đời sống giản dị trong chiếc áo nâu sòng, sự an nhiên thoát tục ngay giữa cõi đời giả tạm. Rất khó tránh khỏi sự ràng buộc gia đình, nếu vâng lời hai cụ thân sinh, phút chốc nghĩ đến người chị cả cao quý, Ni trưởng quyết tâm tìm cách rời gia đình, để thực hiện chí nguyện xuất gia cầu giải thoát.

 

Nhận được sự chỉ dạy và sắp xếp của chị cả, Năm Tân Tỵ (1941), Ni trưởng rời tư gia đến Tổ đình Kim Huê, đảnh lễ Trưởng lão Hòa thượng Tuyên Luật sư Thích Chánh Quả xin xuất gia học Phật, cầu thoát ly sinh tử, và được Trưởng lão Hòa thượng bổn sư ban pháp danh Diệu Đạo, tự Chơn Niệm hiệu Giác Ngọc, nối pháp mạch dòng Thiền Lâm Tế Gia phổ thời thứ 40.

Được dự vào hàng Ni lưu Thích tử xuất gia trong chốn Tòng lâm, lý tưởng Bồ tát đạo ngày thêm đậm nét, Bồ đề tâm ngày càng kiên cố. Được sự giáo huấn của Trưởng lão Hòa thượng Bổn sư, nương với bào tỷ khả kính, Trưởng lão Thích nữ Như Hoa, được sự động viên khuyến tấn, nhị thời khóa tụng miên mật, chấp lao phục dịch cùng đại chúng, Ni trưởng càng tinh tấn trong tu học, với hạnh khiêm cung phụng sự đại chúng. Ni trưởng thụ giới Sa di ni và Thức xoa ma na tại Tổ đình Kim Huê. Năm Quý Mùi (1943), Ni trưởng đăng đàn thụ Cụ túc giới tại Tổ đình Kim Huê, Giới đàn do Hòa thượng Bổn sư, Tuyên Luật sư Thích Chánh quả đương vi Hòa thượng Đàn đầu.

 

Năm Tân Tỵ (1941), nhị vị hộ pháp nữ cư sĩ Phật tử, một trong những người giàu có bậc nhất làng Tân Hưng (nay thuộc phường 4), Sa Đéc, phát tâm xây dựng ngôi chùa Phước Huệ, tọa lạc tại làng Tân Vĩnh Hòa, Sa Đéc và cúng dường Trưởng lão Hòa thượng Tuyên Luật sư Thích Chánh Quả. Do vì Tổ đình Kim Huê thu hút Ni chúng tu học càng thêm đông, Trưởng lão Hòa thượng Tuyên Luật sư quyết định trao quyền lãnh đạo cho Ni bộ, do Ngài cố vấn, Ngài quyết định giao chùa Phước Huệ để làm Ni trường cho đệ tử Thích nữ Như Hoa đảm trách Phật sự này.

 

Năm 1946 (Bính Tuất), Trưởng lão Thích nữ Như Hoa chính thức trụ trì chùa Phước Huệ, cùng với hơn 30 chúng Ni về đây tu học, dưới sự điều hành và quản lý của Trưởng lão Thích nữ Như Hoa. Mỗi nửa tháng, Trưởng lão Hòa thượng Tuyên Luật sư Thích Chánh Quả quang lâm dạy Kinh, Luật, Luận như: Sa di ni, Luật Thức xoa, Luật Tỳ kheo ni, Bồ tát giới Phạm Võng kinh, Trường A Hàm, Quy Nguyên Trực Chỉ và Nghi thức Truyền giới Ni bộ. Ban Giáo thọ ngoài Trưởng lão Hòa thượng Cố vấn còn có Giáo thọ Huệ Phương dạy Luận, Ni sư Chơn Ngạn Diệu Hoa và Ni trưởng dạy Duy Thức...

 

Từ đây, tỷ muội cùng mở trường tập chúng tu học tại Ni trường Phước Huệ. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, Trưởng lão Thích nữ Như Hoa và Ni trưởng chủ trương tự tiêu tự sản, vừa tu học, vừa canh tác để tự nuôi sống nêu cao tinh thần “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (Một ngày không làm, một ngày không ăn), tự canh tác ruộng lúa, sản xuất tương chao tự túc kinh tế nhà chùa, chư ni vừa học kinh vừa lao động sản xuất.

 

Nhờ khéo tổ chức, tương chao Phước Huệ nổi tiếng khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh. Nhờ thế nhà chùa có đủ kinh phí duy trì lớp học, cho đến khi các trường ni do Giáo hội Tăng già Nam Việt thành lập và điều hành từ 1950.

 

Khi Đế quốc Pháp tái chiếm Việt Nam, năm Đinh Hợi (1947), do phong trào tiêu thổ kháng chiến chống Pháp, ngôi Ni trường Phước Huệ đành phải hy sinh trong khói lửa hỏa hoạn, để đảm bảo trong việc bí mật hoạt động của các chí sĩ yêu nước, Ni trường tạm gián đoạn thời gian ngắn. Trước cảnh điêu tàn của một ngôi già lam nguy nga tráng lệ, phút chốc trở thành đống tro tàn, có người ngẫu hứng tự đã cảm tác:

 

Ngôi chùa Phước Huệ đẹp vô song,

Đâu ngỡ giờ đây rụi lửa hồng,

Tưởng đặng ngàn năm lưu vạn cổ;

Nào hay một phút hóa hư không.

Mấy cô nhen nhúm tu bền chí,

Huynh đệ bình an chớ ngả lòng,

Còn đất còn trời còn Phật đạo;

Cuộc đời suy thịnh bởi Thiên công.

 

Sau đó chư Ni phải dựng lại chùa bằng tre lá để ở tạm. Một số vị rời đi tìm trường tiếp tục con đường tu học, những vị còn lại bám trụ giữ đất, mong có cơ hội phục hồi mảnh đất thiêng, với ngôi chùa thân thương, trải qua nhiều năm tháng, đã chở che mưa nắng cho chư Ni sớm kệ chiều kinh.

 

Năm 1950 Ni trưởng xin nhập chúng tu học tại Phật học Ni viện Từ Nghiêm, đường Bà Hạt – Chợ Lớn, Sài Gòn (địa chỉ hiện nay, 415 Bà Hạt, Phường 4, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).

 

Năm 1952, khi chùa Từ Nghiêm bị cháy, Ni trưởng cùng ni chúng được quý Hòa thượng trong Ban giám đốc đưa về chùa Dược Sư (Gia Định), tiếp tục tu học đến năm 1957. Thời gian này, khi được tham dự khóa đào tạo Sứ giả Như Lai, Ni trưởng luôn chuyên tâm tu học, không phút giây xao lãng. Mỗi khi được học một bộ kinh mới, Ni trưởng lên đảnh lễ Tam Bảo, cầu nguyện cho hai vị thân sinh được mạnh khỏe, để sự nghiệp tu học tự thân không dừng lại nửa chừng.

 

Năm Đinh Dậu (1957), Ni trưởng Như Hoa phát nguyện trùng tu chùa Phước Huệ, đã bị hư hỏng nặng bởi cơn binh lửa từ năm Bính Tuất (1946). Ni trưởng đã rời Ni trường Dược Sư, về lại Sa Đéc để phụ giúp việc tu sửa. Đến năm Mậu Tuất (1958), sau khi việc trùng tu được hoàn tất, Trưởng lão Thích nữ Như Hoa chính thức giao cho Ni trưởng trụ trì chùa Phước Huệ tiếp độ ni chúng, để Ni trưởng Như Hoa về lại Sài Gòn hợp tác cùng quý Ni trưởng thành lập Ni bộ Bắc tông.

 

Trong những năm biến cố bởi chiến tranh, tại chùa Phước Huệ, ban ngày bị lính Pháp chiếm đóng; đêm lại dân quân Cách mạng về ẩn náu trú ngụ. Những khó khăn chồng chất là vậy, nhưng nhờ vào sự lãnh đạo và sắp xếp khéo léo của Ni trưởng nên mọi việc đều được suôn sẻ.

 

Năm Quý Mão (1963), khi Pháp nạn xảy ra, cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài của chính phủ Nhu Diệm, Ni trưởng vừa lo kinh tế cho Phước Huệ, vừa ủng hộ bào tỷ của Ngài là Trưởng lão Thích nữ Như Hoa tham gia đấu tranh, biểu tình tại Việt Nam Quốc Tự Sài Gòn; đồng lao cộng khổ với quý Chư tôn đức đấu tranh cho dân tộc, cho Phật giáo. Sau cuộc Pháp nạn năm ấy, Ni trưởng về lại chùa Phước Huệ, tiếp tục sự nghiệp hướng dẫn ni chúng tu học.

 

Năm Canh Tý (1960), được sự động viên của một vị Giáo sư và được sư cụ chùa Kim Huê cho đất, Ni trưởng thành lập trường Bồ Đề, nhằm đào tạo đội ngũ kế thừa cho Giáo hội, có đủ trình độ văn hóa, trình độ thế học, giúp ích cho việc nghiên cứu Phật pháp. 

 

Với tinh thần “Truyền đăng tục diệm”, Ni trưởng luôn nuôi dưỡng và phát huy hạnh nguyện tiếp độ chúng ni. Nhiều vị ni xuất thân từ Ni trường Phước Huệ, hôm nay đã thành công trong những Phật sự, công tác Giáo dục, Hoằng pháp, lãnh đạo ni giới. Ngoài ra, những năm trước 1975, mỗi năm Ni trưởng đều mở Trung, Tiểu giới đàn. Ni trưởng thỉnh Chư tôn đức Ni tại tỉnh Đồng Tháp như Ni trưởng Như Hoa (chùa Phước Huệ), Ni trưởng Như Nghĩa, Ni trưởng Như Trinh (chùa Hải Huệ), Ni trưởng Như Lý (chùa Từ Nguyên), Ni trưởng Như Ngọc (chùa Long An), Ni trưởng Như Nghĩa (chùa Long Phước), Ni trưởng Như Hậu (chùa Bảo An), Ni trưởng Như Hiếu (chùa Tây Hưng), Ni trưởng Như Châu (chùa Thanh Lương)... vào hàng Giới sư, để truyền giới Sa-di Ni và Thức-xoa-ma-na; chùa Từ Nghiêm – trụ sở của Ni bộ Bắc tông là nơi quy tụ giới tử cầu thọ Tỳ-kheo Ni giới. 

 

Từ năm Giáp Tý (1984) trở đi, được sự chỉ đạo của Giáo hội Trung ương, chùa Phước Huệ là một trong các trú xứ được chọn là nơi mở Đại giới đàn cho giới tử Ni. Tại các Giới đàn do Ban Trị sự tổ chức, Ni trưởng là:

 

1/ Đệ Tam Tôn chứng tại Đại Giới Đàn… (1984)

2/ Đệ Nhị Tôn chứng tại Đại Giới Đàn Vĩnh Đạt… (1988)

3/ Ban Tổ Chức Đại Giới Đàn… (1992)

4/ Yết-ma A-xà-lê tại Đại Giới Đàn…(1995)

5/ Yết-ma A-xà-lê tại Đại Giới Đàn …(1998)

6/                                             …(2001)

7/                                             …(2004)

8/                                             …(2007)

9/ Ban Chứng minh Đại Giới Đàn Vĩnh Đạt (2010)

10/ Hòa thượng Đàn Đầu – Đàn … tại Đại Giới Đàn Vĩnh Tràng (2013)

11/ Ban Chứng minh Đại Giới Đàn Vĩnh Đạt (2016)

12/ Hòa thượng Đàn Đầu – Đàn … tại Đại Giới Đàn Vĩnh Đạt (2018)

13/

14/ Ban Chứng minh Đại Giới Đàn Từ Nhơn (2021)

 

Ngoài ra, Ni trưởng còn nhận sự cung thỉnh từ Ni viện Thiện Hòa; lời mời của Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm thành viên của Hội đồng Thập sư truyền giới cho giới tử thuộc các tỉnh miền Đông:

 

1/ Hòa thượng Đàn đầu, đàn Sa-di ni tại:

 

Đại giới đàn Thiện Hòa I (1993)

Đại giới đàn Thiện Hòa II (1996)

Đại giới đàn Thiện Hòa III (2000)

Đại giới đàn Thiện Hòa IV (2003)

Đại giới đàn Thiện Hòa V (2006)

2/ Yết-ma A-xà-lê đàn Tỳ-kheo Ni tại:

Đại giới đàn Thiện Hòa II (1996)

Đại giới đàn Thiện Hòa III (2000)

3/ Hòa thượng đàn đầu, đàn Tỳ-kheo Ni tại:

Đại giới đàn Thiện Hòa VI (2009)

Đại giới đàn Thiện Hòa VII (2013)

Đại giới đàn Đồng Huy (2016)

Đại giới đàn Bảo Tạng (2018)

 

Kế thừa sự nghiệp giáo dục của Tổ Kim Huê (Trưởng lão Tuyên Luật sư Thích Chánh Quả) và theo quan niệm của Ni trưởng: “Tăng đồ thất học, Đạo pháp suy tàn”, nên trú xứ Phước Huệ là nơi luôn được Ni trưởng tổ chức các lớp dạy gia giáo, gồm các môn học cơ bản như: Giáo khoa thư, Luật Trường Hàng, Thập Thiện Nghiệp, Bát Đại Nhân Giác, do các vị Ni tại chùa phụ trách. Ngoài ra Ni trưởng cung thỉnh Chư vị Tôn Túc như Ni trưởng Như Lý (chùa Từ Nguyên), Ni trưởng Như Châu dạy Tứ Phần Luật, Hòa thượng Bửu Đa, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Hòa thượng Thích Minh Tấn, Hòa thượng thượng Thích Thiện Chánh và Chư tôn đức Tăng đương thời dạy các bộ Kinh luận như Pháp Bảo Đàn, Phật Học Hành Nghi, Nhị Khóa Hiệp Giải, Tứ Thập Nhị Chương, Duy Thức Học, v.v... Một niềm tôn kính vô biên đối với Ni trưởng, một dấu ấn không thể nào quên của tất cả học Ni tại bổn tự đương thời, đó là Ni trưởng thường xuyên sách tấn và tham dự những buổi học gia giáo cùng với ni chúng, mặc dù tuổi đã cao và còn bận rộn nhiều Phật sự.

 

Năm Tân Dậu (1981), cùng với Trưởng lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt và chư tôn Trưởng lão Hòa thượng, chư tôn đức Tăng Ni trong tỉnh, Ni trưởng là người tích cực vận động để thành lập Ban Trị Sự Tỉnh hội (Nay là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh Đồng Tháp). Kết quả là, năm Nhâm Tuất (1982), Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp được thành lập chỉ sau Giáo hội Trung ương 1 năm. Ni trưởng đảm nhiệm chức vụ Phó ban trong suốt 4 nhiệm kỳ (1982-1992), cùng với Chư tôn đức Ban Trị sự, quý Tăng Ni địa phương, hết lòng đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, chung tay xây dựng Phật giáo tỉnh nhà, gặt hái được những thành tựu Phật sự quan trọng.

 

Năm Kỷ Tỵ (1989), Trường Cơ Bản Phật Học Đồng Tháp (sau này là Trung Cấp Phật Học Đồng Tháp) được thành lập, Ni trưởng đảm nhận chức vụ Hiệu phó, phụ trách Cơ sở Ni tại chùa Phước Huệ, và cơ sở này vẫn được duy trì cho đến hiện tại. Đến nay (2022), trải qua 9 khóa, Cơ sở Ni Chùa Phước Huệ đã đào tạo trên 300 Ni sinh. Trong số đó có 2 Ni với học vị Tiến sĩ, 1 vị là Nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, ngoài ra còn có nhiều chúng ni là Thạc sĩ, Cử nhân Phật học.

 

Năm 1992-1997, Phó Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Đồng Tháp. Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ III (???), Ni trưởng được suy cử vào Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, nhiệm kỳ 3, 4, 5 (1992-2007).

 

Năm Nhâm Ngọ (2002), tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ IV, Ni trưởng đảm trách chức vụ Phó Ban Thường trực Ban Trị sự Phật Giáo Tỉnh Đồng Tháp (2002-2007)

 

Năm Đinh Hợi (2007), Ni trưởng là Phó Ban Trị sự Phật giáo Đồng Tháp, Đặc trách Ni giới, nhiệm kỳ 5 (2007-2012).

 

Từ năm Quý Tỵ (2013) cho đến nay, Ni trưởng được suy cử vào Chứng minh Phân ban Ni giới Trung ương.

 

Ngoài ra Ni trưởng còn hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc, Giáo hội Trung ương tổ chức nhiều cuộc vận động cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, bà con gặp khó khăn trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp; Là thành viên tích cực vận động xây dựng Lò thiêu tại địa phương để hỗ trợ về mặt tang tế.

 

Đối với Mặt trận Tổ quốc, Ni trưởng là người tham gia từ những ngày đầu tiếp quản. Ni trưởng cùng với chư Ni trực tiếp lo các bữa ăn cho Ủy ban quân quản, những đồng bào nghèo, vào thời điểm khó khăn nhất của đất nước sau giải phóng. Ni trưởng là Ủy viên Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp trong nhiều nhiệm kỳ. Đặc biệt là với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Ni trưởng là Ủy viên Ban chấp hành của Hội suốt bốn nhiệm kỳ với sự tin tưởng và quý mến của các thành viên cộng sự.

 

Tổ đình Ni viện Phước Huệ đúng với danh hiệu, từ khi được sự tín nhiệm của chư Tổ sư trao quyền Ni bộ tỉnh nhà, nhị vị Trưởng lão Thích nữ Như Hoa, Thích nữ Như Ngọc đã liên tục giáo dục đào tạo từ sau thập niên 1947 đến nay, luôn đi tiên phong hàng đầu của cả nước trong điều hành quản lý cơ sở tự viện và đồ chúng tu học, dù thời cuộc biến đổi thăng trầm, nhưng việc quản trị tài chính tuyệt hảo, luôn tự tiêu tự sản. Điều này minh chứng cho thấy chẳng những xứng với danh hiệu bổn tự "Phước Huệ lưỡng toàn", mà còn nêu cao tinh thần “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (Một ngày không làm, một ngày không ăn).

 

Nhị vị Ni trưởng lãnh đạo Ni trường tuyệt vời, đã gìn giữ và phát huy truyền thống Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, liệt vị tiền bối Tổ sư vào đầu thế kỷ 20, chủ trương tự tiêu tự sản, đảm bảo trong quản trị tài chính để an toàn về an ninh kinh tế cho tăng, ni tu học, tiêu biểu như các Tổ đình Hội Phước, Tổ đình Vạn An, Tổ đình Kim Huê, Tổ đình Phước Ân, Tổ đình Tân Long, Tổ đình Phước Long, v.v.

 

Nhị vị Ni trưởng ảnh hưởng nhị vị tiền bối Trưởng lão Hòa thượng Tuyên Luật sư Thích Bửu Phước, Trưởng lão Hòa thượng Tuyên Luật sư Thích Chánh Quả, tiếp tục duy trì và phát triển cổ Quốc ngữ Hán nôm, đặc biệt Ni bộ Phật giáo Tỉnh Đồng Tháp từ sau thập niên 1950 đến nay, luôn sử dụng Nghi thức Truyền giới bằng cổ Quốc Ngữ Hán nôm.

 

III. Thời kỳ viên tịch

 

Thời gian trôi đi, tuổi cao sức yếu, Ni trưởng ủy nhiệm tất cả Phật sự trong ngoài cho vị đệ tử có khả năng gánh vác, tự thân phát nguyện tịnh tu đến ngày về cõi Phật. Khi sức khỏe khá hơn một chút, Ni trưởng lại bảo các vị thị giả đưa Ngài đi thăm từng nơi: Lớp học, giảng đường, Chánh điện, nhà tổ, v.v… ân cần dặn dò, chỉ bảo, mong sao Phước Huệ tổ đình luôn được bình yên, ni chúng hòa hợp tinh chuyên tu học.

 

Những tưởng, hành trình phụng sự đạo pháp, hoá độ chúng sanh của Ni trưởng, là tấm gương, là cội đại thọ luôn tỏa mát, che chở hàng đệ tử, Ni chúng lâu dài. Nào ngờ đâu, trong những ngày cuối Xuân Nhâm Dần, Ni trưởng lâm trọng bệnh. Nhờ sự tận tình chăm sóc, chữa trị của Y, Bác sĩ, nên căn bệnh đã được thuyên giảm phần nào. Tuy nhiên, do niên cao lạp trưởng, như một cổ xe đã mòn rã, sức khoẻ của Ni trưởng ngày một yếu dần. Mặc dù thân thể có phần gầy hơn, nhưng tinh thần Ni trưởng vẫn minh mẫn, sáng suốt; nụ cười hoan hỷ luôn hiện hữu cùng sự ấm áp từ hòa. Ni trưởng thường để tâm trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.  Đến đây,

 

“Tự tha hạnh nguyện tròn đầy

Từ bi tế độ nguyện xây Lạc thành

Xả thân huyễn mộng chỉ mành

Tây phương Cực Lạc nguyện sanh liên đài”

 

Như ngọn đèn dầu dần tắt sau những giọt cuối cùng, Ni trưởng đã thuận thế vô thường, an nhiên thị tịch vào lúc 9 giờ, ngày mùng 1 tháng 4 năm Nhâm Dần (nhằm ngày 1 tháng 5 năm 2022), trụ thế 106 mùa sen nở, hạ lạp trải qua 80 mùa An Cư Kiết Hạ.

 

Từ Đinh Tỵ đến Nhâm Dần, hơn thế kỷ du hành trong cõi tạm, giờ đây:

 

“Thầy về cõi tịnh an nhiên

Tăng Ni Phật tử mọi miền tiếc thương.

Thầy vì tứ chúng muôn phương,

Bá linh lục tuế tình thương đại đồng,

Pháp âm vi diệu khai thông,      

Thầy đem chánh pháp gieo trồng khắp nơi”.

                        

Nam mô Phước Huệ Đường thượng, Từ Lâm Tế Chánh tông, tứ thập thế, pháp danh Diệu Đạo, huý Chơn Niệm, pháp hiệu Giác Ngọc, Giác linh thùy từ chứng giám.

 

Pháp tôn Thích Vân Phong kính biên soạn

(dựa theo bản gốc của môn đồ pháp quyến)