×

Iklan

Kiến An Cung ngôi chùa người Hoa ở Đồng Tháp

btsdongthap - 10.4.16 Last Updated 2023-08-17T11:24:23Z
    CHIA SẺ

Chùa Kiến An Cung Sa Đéc Đồng Tháp cổ kính và linh thiêng

Chùa Kiến An Cung Đồng Tháp


Chùa Kiến An Cung ở Sa Đéc Đồng Tháp là ngôi chùa cổ được xây dựng bởi một nhóm người Hoa. Ngôi chùa có lịch sử gần 100 năm mang vẻ đẹp với kiến trúc độc đáo nhưng không kém phần linh thiêng. Ngay bây giờ, mình sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm chi tiết để tham quan ngôi chùa cổ độc đáo này nhé.


Kiến An Cung
Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách có niên đại trên trăm năm tuổi

Chùa Kiến An Cung là công trình của nhóm người Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc); định cư ở Sa Đéc. Chùa được xây dựng vào năm 1924 và hoàn thành 3 năm sau đó, năm 1927. Hiện nay, chùa tọa lạc tại phường 2, ngay trung tâm thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Xem thêm dịch vụ: Thuê xe Cần Thơ Đồng Tháp

Thời điểm tốt nhất để tham quan chùa Kiến An Cung

Nét đẹp chùa Kiến An Cung
Nét đẹp cổ kính của chùa Kiến An Cung

Vì là ngôi chùa đẹp và nổi tiếng ở Đồng Tháp nên bạn có thể đến Kiến An Cung bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời điểm du khách nên đến Kiến An Cung là 2 ngày 22/2 và 22/8 Âm Lịch. Vào những ngày này, người dân thường đến đây hành hương, lễ chùa. Ngoài ra, chùa còn tổ chức lập trai đàn và làm lễ cầu siêu, cầu bình an cho bá tánh. Vì vậy rất đông người dân đến đây vào 2 ngày lễ đó.

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Đồng Tháp từ A đến Z

Cách đi chùa Kiến An Cung Sa Đéc

Chùa Kiến An Cung nằm ngay trung tâm thị xã Sa Đéc. Bạn sẽ mất 25km di chuyển từ thành phố Cần Thơ hoặc thành phố Vĩnh Long để đến đây. Đoạn đường khá dễ đi và cũng dễ tìm kiếm.

Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp.

Lịch sử chùa Kiến An Cung

Chùa Kiến An Cung xưa
Hình ảnh chùa Kiến An Cung xưa

Chùa Kiến An Cung còn được gọi là chùa Ông Quách. Đây là một ngôi chùa Hoa cổ được xây dựng từ năm 1924 và đến năm 1927 thì hoàn thành. Chùa được xây dựng từ những người di cư từ Phúc Kiến bất mãn với chế độ nhà Mãn Thanh của Trung Quốc lúc bấy giờ.

Kiến trúc cổ chùa Kiến An Cung
Chùa Kiến An Cung ngày nay

Ngôi chùa được ông Huỳnh Thuận vận động người dân gốc Hoa bấy giờ ở Sa Đéc góp tiền xây dựng. Sở dĩ chùa còn có cái tên Ông Quách là vì thờ thần Quách Thần Vương Công. Ông là người nhà Tấn với nhiều công lao đất nước. Là người chính trực, hiếu thảo nên được hoàng đế bấy giờ sắc phong.

Chứng nhận di tích lịch sử
Chứng nhận di tích lịch sử chùa – văn hóa của chùa Kiến An Cung

Một ngôi chùa người Hoa lúc bấy giờ luôn có ý nghĩa to lớn. Nó không chỉ là một nơi thể hiện tôn giáo mà còn là nơi hội họp, bàn bạc và giao lưu văn hóa giữa những người Hoa di cư lúc bấy giờ.

Năm 1990 ngôi chùa Kiến An Cung Đồng Tháp này được công nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia.

Kiến trúc chùa Kiến An Cung

Kiến trúc bên ngoài

Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng một lối kiến trúc lộng lẫy và độc đáo. Bởi vì chùa không sử dụng kèo, chỉ có đòn tay ráp để chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ. Chùa giáp với mặt lộ và có hàng rào đá dài. Chùa có một cổng chính và một cổng phụ. Bước vào kiến trúc chính của chùa, bạn sẽ thấy kiến trúc nhà chính và hai nhà phụ.

Mái chùa Kiến An Cung
Mái ngói âm dương được lợp theo kiểu dợn sóng rồng ở chùa

Nét độc đáo của ngồi chùa là hàng rào xây bằng xi măng. Nhưng được chế tác như những cọc tre xanh dân dã. Chùa quay mặt ra rạch Cái Sơn, được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ.

Kiến trúc của chùa
Chùa mang nét kiến trúc Trung Quốc

Chùa mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc, với tổng thể là hình chữ Công (). Gồm ba gian: Đông lang, Tây lang và khu chính điện thì rộng hơn. Mái ngói gồm 3 lớp, mặt trên ngói, giữa gạch, dưới là ngói. Ngói được lợp theo gợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo kiểu “ngũ hành”.

Mỗi đầu ngọn sóng là một cung điện thu nhỏ, bao gồm có 6 cung điện. Trên những bức tường của chùa là những hình ảnh trong Tây du ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa,… Phía cổng vào là hai con Kì Lân bằng đá xanh rất lớn. Phía trên là tấm hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Kiến trúc bên trong

Ngôi chùa Kiến An Cung mang đậm nét văn hóa của người Hoa. Đặc biệt, ban đầu chùa được xây dựng với nhiều vật liệu trang trí mang từ Phúc Kiến sang. Kiến trúc của chùa khá tỉ mỉ. Những nét chạm trổ, điêu khắc hình thù mang đậm nét kiến trúc xưa. Vì là chùa Hoa nên việc thờ cúng không chỉ là tượng Phật mà còn đạo giáo, những vị anh hùng Trung Hoa trước đây,…

Tranh ở chùa Kiến An Cung
Tranh ở chùa Kiến An Cung theo phong cách thủy mặc

Bước vào giữa chánh điện du khách sẽ thấy ngay bàn thờ ông Quảng Trạch Tôn Vương (hay gọi là ông Quách), mặt đỏ hồng, chân gác lên, tay nâng đai ngọc. Hai bên là 2 vị thần, bên trái là Thanh Thuỷ Tổ Sư; bên phải là Bảo Sanh Đại Đế. Ngoài ra, trên vách tường có vẽ những bức tranh theo lối thủy mạc. Nét vẽ rất sinh động, mang vẻ đẹp hài hòa.

Kiến An Cung Sa Đéc
Chánh điện chùa thờ thần Quách Thần Vương Công

Từ khi xây dựng hoàn thành từ năm 1927 đến nay chùa đã có 3 lần trùng tu lớn. Nhưng nó vẫn còn giữ nét kiến trúc tương đối giống với ngày xưa.

Lễ hội chùa Kiến An Cung

Hàng năm, vào ngày 22 tháng 2 âm lịch (Ngày vía Quảng Trạch Tôn Vương) và ngày 22 tháng 8 âm lịch (Ngày thành đạo của Quảng Trạch Tôn Vương) sẽ tổ chức những lễ cúng tế.

Hình ảnh du khách đến chùa
Hình ảnh du khách đến chùa tham quan

Ngoài ra, vào những dịp rằm lớn nơi đây thường tổ chức những lễ cúng. Bạn có thể đến chùa xin xăm, cầu an và cúng bái. Nơi đây được đánh giá là ngôi chùa linh thiêng ở Đồng Tháp.

Tour du lịch chùa Kiến An Cung

Tour du lịch chùa Kiến An Cung Đồng Tháp với những điểm tham quan hấp dẫn. Bạn sẽ được tham quan ngôi chùa cổ độc đáo ở Đồng Tháp này cùng một số điểm tham quan gần đó.

Chùa Kiến An Cung Sa Đéc
Chùa Kiến An Cung về đêm

Bạn sẽ được tham quan một Làng hoa Sa Đéc 100 năm tuổi với nhiều hoa khoe sắc, một khu di tích lịch sử sinh thái Xẻo Quýt xinh đẹp, ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê với những đặc điểm kiến trúc văn hóa đặc trưng.

(Theo https://nucuoimekong.com/chua-kien-an-cung)