Tiểu sử Hòa thượng khai sơn
Theo sự tuyên truyền của những người cao niên ở địa phương, được biết Hòa Thượng tên thật Nguyễn Ngọc Châu (1794 - 1871) người quê Bình Định, đã tham gia cùng với vua Nguyễn, khai hoang vùng đất mới (vùng đất Chân Lạp ngày xưa). Ngài theo đội quân Thoại Ngọc Hầu đào kinh Vĩnh Tế khai hoang miền nam. Và đã cư trú ở vùng đất Chân Lạp. Sau khi đào sông kinh Vĩnh Tế, ông đến vùng đất ven sông Hậu cùng với nhóm dân Bình Định - Phú Yên, nên lấy tên xã là Định Yên. Khoảng thời gian 1824, ngài cất am tranh tu tập và bốc thuốc nam độ bệnh cho bá tánh, tu học theo phái Thiền Lâm. Được người dân và các quan sở tại cho xây cất ngôi chùa bằng gỗ liêm và lấy hiệu chùa An Khánh. Ông đã viên tịch vào ngày rằm tháng 8 năm Tân Mùi (1871) được chính quyền và nhân dân an táng ngay trên mảnh đất chùa, ngôi mộ xây bằng gạch đại, nấm bằng. (Thông tin do mẹ ông Bảy Thế cùng các vị cao niên ở địa phương kể lại).
Sự hình thành phát triển
Năm 1844, chùa An Khánh được sự tín nhiệm của chính quyền sở tại cho phép xây cất lại ngôi chùa; gồm 3 căn, 2 trái, bất dần, bằng gỗ liêm. Năm 1911, ông Phạm Văn Cây là người ở địa phương vào chùa An Khánh chăm nôm, phụng sự nhang khói cho đến cuối đời. Năm 1963, ông Phạm Văn Phải, tức con út của ông Phạm Văn Cây, được tham gia cách mạng giải phóng miền Nam, ông Phải đã sử dụng nơi này để nuôi chứa cán bộ, chến sĩ. ( (Trong đó có ông Trần Văn Giỏi, cô sáu Dung bí thư Tỉnh Vĩnh Long và một số cán bộ cấp cao khác…). Tháng 6 năm 1967, ông Phạm Văn Phải bị địch phát hiện và bắt ông tra tấn cho đến chết. Sau khi miền Nam giải phóng, ông được Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công nhận là Anh Hùng Liệt Sĩ, và hài cốt của ông còn lưu trú tại chùa An Khánh cho đến ngày nay. Sau khi ông Phạm Văn Phải hy sinh, ngôi chùa An Khánh bị địch tháo dỡ và xây đồn bót. Cho đến năm 1978, nhớ đến di tích cổ một thời Hộ Quốc - An Dân, nên chú Sáu Giỏi nguyên là bí thư xã Đinh Yên lúc bấy giờ và chủ tịch Sơn Tùng, cho phép nhân dân đập bỏ đồn bót, xây dựng lại ngôi chùa trên nền cũ, bằng tre lá. Phật tử quanh vùng đã thỉnh sư cô Thịch Nữ Diệu Định, đệ tử chùa Linh Thứu về làm trụ trì. Vì những khó khăn về điều kiện lúc bấy giờ, đến 1982 sư cô không còn làm trụ trì chùa An Khánh nữa.
Giai đoạn 1982 – 1986, đã trải 3 vị tăng làm trụ trì, nhưng quý thầy vì những lý do khách quan đều không thể tiếp tục ở lại.
Đến năm 1986 do Đại Đức Thích Bửu Lâm làm trụ trì.
Năm 1992, Đại Đức Thích Minh Lý về tiếp quản ngôi chánh điện chùa và cho trùng tu lần đầu lại ngôi chùa; vách xây mái ngói, nền gạch tàu.
Sư Minh Lý được tín nhiệm bà con quanh vùng, của chính quyền, các cấp Tỉnh hội, và được đích thân Thượng Tọa Thích Thiện Năng, chánh thư ký Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, hoàn thành thủ tục hồ sơ và giới thiệu đến Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, và Thượng Tọa Thích Thiện Chánh ký quyết định bổ nhiệm trụ trì vào tháng 11 năm 1994. Ngày 01 tháng 06 năm Ất Dậu (2005), được sự cho phép của các ban ngành sở tại, sư Minh Lý trụ trì chùa An Khánh đã trùng tu lần 2. Chùa được xây cất lại mới hoàn toàn, bằng bê tông - cốt thép.
Chùa An Khánh ngày nay
Tổ chức hoạt động
Chùa An Khánh nằm ở vùng sâu của xã Định Yên, giao thông có phần bất lợi, nên rất hạn chế về mặt cơ sở vật chất; nhưng về mặt nhân hòa thì được sự ủng hộ các cấp chính quyền và bà con Phật tử giàu tâm đạo, gắn bó với Anh Khánh như mái nhà chung.
Hoạt động
Chùa đã mở Đạo tràng Bát Quan Trai, vào ngày chủ nhật hàng tuần. Năm 2002, chùa triển khai mở lớp giáo lý hè cho các em thiếu nhi tại xã Định Yên, đã nhiều năm qua chùa tài trợ cho các em học sinh nghèo tại các trường tiểu học trong xã Định Yên, cất nhà tình thương, xây cầu, trải đá đường, giúp đỡ người già neo đơn, học sinh nghèo hiếu học, đặc biệt là các em học sinh nghèo được vào đại học.
Đại Đức Thích Minh Lý
(Cẩn biên)