×

Iklan

Lợi dưỡng với người xuất gia

TT-TT - 8.2.15 Last Updated 2022-03-11T22:27:22Z
    CHIA SẺ

PGĐT - Người xuất gia mang trên mình một hoài niệm lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát chính bản thân họ. Người xuất gia trụ dài trên đường đạo, phải trau dồi công đức làm lợi mình, lợi người mới đạt phước báo lớn.
Cầu phước đức phải tùy thuận chúng sanh, không cầu lợi dưỡng (ăn, mặc, ở, bệnh) giới hạnh thanh tịnh đáng được người đời cúng dường. Các bậc chân tu từ bỏ gia đình, sống không gia đình xuất gia học đạo, tu hành phạm hạnh, giới luật tinh nghiêm, là ruộng phước điền của người xuất gia.


Đức phật dạy trong kinh A Hàm, Phẩm Cúng Dường: “…dạy người không sát sanh, lại dạy dỗ người khác không trộm cắp; chẳng vọng ngữ, không nói hai lưỡi, cãi lộn, giận dữ, si mê, tà kiến, không tật đố, si mê. Do nhân duyên này khiến Chuyển luân Thánh vương, người xuất gia đáng được cúng dường…”. Khi hiện đời này, cuộc sống khá đầy đủ nên lợi dưỡng sẽ làm tiền đề không sanh phước báo, người xuất gia xem lợi dưỡng là chất liệu duy trì sự sống để làm tiền đề tiến đến đạo quả.

Đức Phật lại dạy “…chín đức của sự cúng dường, thí có ba, vật có ba, người nhận vật cũng thành tựu ba pháp”…người nhận vật thí phải hội đủ giới, trí tuệ, chánh định sẽ được thành tựu phước báo…”. Nếu người xuất gia không tinh cần tu tinh tấn, không xã ly, tham lợi dưỡng dẫn đến không tu giải thoát tự thân, đây là con đường hướng tâm đến dục lạc, tham đắm không hướng tâm giải thoát như ban đầu.
Hành Bồ tát xuất gia là hình ảnh đẹp của Phật giáo xưa nay, người nhận thí hay vật thí điều có phước báo lớn như lời Phật dạy. Khi một Tỳ kheo được đầy đủ phước báo nhận vật thí phải suy xét bản thân đủ hạnh đức nhận không, vì người cúng dường cũng đã có phước báo khi thí vật. Người xuất gia cũng có nhiều hạn, cũng có khi người xuất chưa đầy đủ phước báo để nhận vật thí.
Pháp “Thiểu dục tri túc” mà Phật đã dạy cho người xuất gia tham cầu Phật đạo, thực hành hạnh từ bi, giải thoát tự thân và giúp người giải thoát chính ban thân họ, không nên vướng mắt ở lợi dưỡng, đây cũng chính là pháp chướng duyên mà Chư vị Tổ sư thường dạy cho chúng đệ tử xuất gia. Đã cạo bỏ râu tóc, xuất khỏi thế tục gia, chẳng lẽ tham cầu lợi dưỡng bỏ đi con đường Chánh đạo. Không xa lìa tham dục của thế gian hay sao? Người xuất luôn thực hành pháp quán tưởng nhân duyên, thu thúc lục căn, đoạn trừ phiền não hướng tâm đến con đường giải thoát. Cuộc đời của thế nhân đã khổ về tham cầu, người xuất gia phải vượt qua cái khổ thế nhân tiến thân và tâm đến cảnh giới xuất thế tục gia, lưu nhập vào Thánh quả giải thoát tự tâm.
Quán niệm các pháp do duyên sanh, cũng do duyên diệt, thấu hiểu được điều đó, người xuất gia sẽ không còn vướn bận lợi dưỡng nữa, buông xã, thuận lý vô thường xem nhẹ việc lợi dưỡng. Như vậy tâm của người xuất gia nhẹ bớt đi một trong những phiền não ở thế gian.