Notification

×

Iklan

Ý nghĩa dâng y ca sa

TT-TT - 4.8.14 Last Updated 2022-04-18T08:10:15Z
    CHIA SẺ
Theo truyền thống Phật giáo, mỗi năm chư Tăng Ni đều phải an cư, chư Tăng Ni theo dòng Bắc tông an cư từ ngày 16/4 âl đến 15/7 âl thì mãn hạ. Chư Tăng Ni theo dòng Nam tông an cư từ ngày 15/6 âl đến ngày 15/9 âl thì mãn hạ
      Trước khi làm lễ mãn hạ chư Tăng ni dự lễ tự tứ. Mùa Vu lan, người tín đồ Phật giáo đến các tự viện, tịnh xá trong đó có số người tham dự có thể theo đạo Phật hoặc không theo đạo Phật, mọi người vẫn đến tại các địa điểm để tham dự lễ, cúng lễ cầu siêu báo hiếu, báo ân cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ quá thế siêu thoát; người hiện tiền tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ, tăng long phước thọ, gia đình an cư lạc nghiệp. Đặc biệt, những ai đến với chùa chiền đều không quên cầu nguyên nước nhà luôn được thái bình thịnh trị.

Lễ dâng y Ca-sa có mặt trên thế giới, tại các quốc gia theo đạo Phật, mỗi năm vào những ngày sau khóa tu học an cư của chư Tăng Ni, các tổ chức đạo tràng Phật tử được hướng dẫn làm lễ dâng y cho chư Tăng (các nước theo Đạo Phật hệ thống Nam truyền), dâng y cho chư Tăng Ni (các nước theo Đạo Phật hệ thống Bắc truyền và khất sĩ).

Lễ dâng y Ca sa tại Việt Nam, được các học phái, hệ phái, môn phong pháp phái tổ chức vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, có nơi tổ chức chọn lựa một ngày thuận lợi, nhưng cũng nhằm vào các ngày từ mùng 10 đến 15 tháng bảy là chính yếu .

Buổi lễ chư Tăng hành giả được cúng dường pháp y và những phẩm vật lưu niệm trong 3 tháng an cư.
Ý nghĩa chiếc áo (y) ca sa
        Chiếc áo (y) ca sa còn gọi là pháp y dành cho chư Tăng ni theo hệ thống Bắc truyền, dành cho chư Tăng theo hệ thống Nam truyền, nói chung dành cho người xuất gia thọ học. Người cư sĩ mặc nhiễm y (màu nâu, đen) hay bạch y (áo tràng màu trắng, áo màu lam), nên gọi người cư sĩ là hàng “bạch y” là vậy.

       Chiếc áo (y) cà-sa không bao giờ mang màu sắc sáng chói, kết ren hay thêu thùa. Chiếc áo của người tu hành không phải là một hình thức để tạo ra ảo giác, không dùng để loè mắt những người thế tục…Chiếc áo cà-sa là biểu tượng của những gì khiêm tốn, đơn sơ nhất mà ta có thể tưởng tượng ra được. Tuy nhiên chiếc áo (y) ca sa chỉ đề dành cho những người xuất gia có tâm hồn cao thượng, người có sứ mạng làm vịệc cao cả mặc vào, người mặc chiếc y ca sa khi hội nhập dòng đời không bị hệ phược cuộc đời và không còn vướng bận phiền não tham sân si.
       Chữ cà-sa có nguồn gốc từ tiếng Pali là kasaya. Nhưng thật sự chữ kasaya trong tiếng Phạn không có nghĩa gì là áo (y) cả mà chỉ có nghĩa là hoại sắc, ngã màu, bạc màu. Sách tiếng Hán dịch chữ này là màu nhạt, hay còn gọi là không chính sắc…chiếc áo cà-sa không bao giờ mang màu sắc sáng chói, kết ren hay thêu thùa. Chiếc áo của người tu hành không phải là một hình thức để tạo ra ảo giác, không dùng để loè mắt những người thế tục… Chiếc áo cà-sa là biểu tượng của những gì khiêm tốn, đơn sơ nhất mà ta có thể tưởng tượng ra được. Nhưng đồng thời, chiếc áo cà-sa cũng là biểu tượng của giới luật Phật và của đạo pháp, do đó cũng tượng trưng cho những gì cao cả và thiêng liêng, vượt lên trên sự hiểu biết trí năng phàm tình theo quy ước thường tình của thế gian.
Nguồn gốc chiếc áo (y) ca sa?

      Theo Luật Tạng, Tăng đoàn của Phật lúc ban đầu ăn mặc không khác biệt gì với những người tu hành thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Vì thế vua Tần-bà-sa-la đề nghị với Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Đúng vào thời điểm ấy, Phật và người đệ tử thân cận nhất là A Nan đang du hành phương Nam để thuyết giảng, Phật thấy những thửa ruộng lúa hình chữ nhật, chia cắt bởi những con đê tăm tắp. Phật liền bảo A Nan cứ theo mẫu ấy mà may áo cho Tăng đoàn. Vì thế, trong kinh sách tiếng Hán, chiếc áo cà-sa còn gọi là “Cát triệt y” hay “Điền tướng y”, mảnh áo mang hình những thửa ruộng, tượng trưng cho sự phong phú và hạnh phúc. Chiếc áo cà-sa gồm nhiều mảnh ráp lại vì đó là những mảnh vải vụn nhặt được ở bãi tha ma, tượng trương cho những gì tầm thường nhất và cũng để nhắc nhở người tu hành về tấm thân vô thường của họ (đầu đà khổ hạnh, phạm hạnh)
      Ngày nay tùy theo truyền thống của từng học phái, địa phương, phong tục, thời tiết khí hậu… mà chiếc áo cà-sa cũng biến dạng đi, từ cách may cho đền màu sắc : màu vàng ở Ấn độ và các nước theo truyền thống Nam tông ; các màu vàng, màu lam, nâu, nâu đỏ (nhuộm bằng vỏ cây mộc lan, hay củ nâu) như ở Việt Nam và Trung quốc ; màu lam ở Hàn quốc ; màu đen hay nâu đen (màu trà) ở Nhật ; màu vàng nghệ hay nâu đỏ ở Tây tạng…
       Áo (Y) ca sa có ba bậc : Đại, Trung và Tiểu. Loại nhỏ, Tiểu y, gọi là An-đà-hội, áo này gồm có năm mảnh ráp lại (ngũ điều). Áo kiểu Trung gọi là Uất-đa-la-tăng gồm có bẩy mảnh (thất điều). Áo kiểu rộng, Đại y, gọi là Tăng-già-lê, gồm chín mảnh (cửu điều).
Hòa thượng Thích Giác Quang