PGĐT - Hơn
2558 năm về trước, khi chứng quả Bồ đề, Đức Phật đã truyền bá giáo lý tư tưởng
mà Ngài đã giác ngộ đến với mọi người nhằm đem lại sự bình đẳng, an lạc, giải
thoát cho tất cả chúng sinh.Tư
tưởng này sau đó được truyền bá rộng khắp ở khu vực các nước Miến Điện, Thái
Lan, Campuchia và vào Việt Nam cũng khá sớm từ trước Công nguyên, bằng đường
biển.
Đến thế kỷ thứ 4, dưới sự đô hộ của Trung Quốc, nước ta xuất hiện một nhánh đạo Phật khác nữa tạm gọi là Bắc truyền.
Đến thế kỷ thứ 4, dưới sự đô hộ của Trung Quốc, nước ta xuất hiện một nhánh đạo Phật khác nữa tạm gọi là Bắc truyền.
Nhằm để phân biệt nguồn gốc 2 con đường du nhập Phật giáo
vào Việt Nam, người ta phân ra Phật giáo Tiểu thừa (Nam truyền) và Phật giáo
Đại thừa (Bắc truyền) căn cứ vào hệ thống tạng kinh và tư tưởng phụng sự.
Tuy nhiên trong những kinh điển do chính Phật thuyết, Ngài
không một lần nói về khái niệm đại thừa hay tiểu thừa. Giáo lý của Ngài là một,
nhất quán trước sau, và được ví như nắng mặt trời, cây to hưởng ánh sáng nhiều
hơn, cây nhỏ hưởng ánh sáng ít hơn. Người trí tuệ có thể lĩnh hội giáo lý của Ngài
sâu hơn, người hạn chế về nhận thức thì lĩnh hội thấp hơn.
Năm 1951, tại Tích Lan, Đại hội Phật giáo thế giới cũng đã
khuyến cáo các nhà Phật học, các nhà nghiên cứu nên sử dụng thống nhất thuật
ngữ “Phật giáo Theravada”, để nói về Phật giáo nguyên thủy mà ở ta gọi là Phật
giáo Nam truyền, tránh dung từ “tiểu thừa” trong mối quan hệ với các hệ phái,
tông phái.
Ngày 17/2/2014 vừa qua, tại Trường ĐH Khoa học và XH Nhân
văn Tp.HCM cũng đã tổ chức Hội thảo “Phật giáo Nguyên thủy trong kỷ nguyên toàn
cầu hóa”, Hội thảo đã có hơn 80 bài tham luận và phát biểu của các Giáo sư,
Tiến sĩ cũng như Chư tôn đức tại Tp.HCM quanh đề tài Phật giáo Nguyên thủy,
trong đó có nhiều tham luận phân tích về cách dùng từ “Tiểu thừa” mà hiện nay
chúng ta đang sử dụng. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng nên sử dụng thuật ngữ
“Phật giáo Theravada” hay “Phật giáo Nam truyền” hay “Phật giáo Nam tông” để
phản ánh chính xác nguồn gốc lịch sử và bản chất của Phật giáo Nguyên thuỷ. Vấn
đề Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn còn sử dụng thuật ngữ ‘Phật giáo Tiểu thừa’
(Hymayana) một số văn bản tài liệu, mà việc dùng thuât ngữ này là thiếu căn cứ
khoa học, dễ gây ngộ nhận.
Tại Hội thảo khoa học lần này, các học giả, các nhà nghiên
cứu mong muốn sử dụng thuật ngữ “Phật giáo Theravada” hay “Phật giáo Nguyên
thuỷ” không chỉ trong lĩnh vực học thuật mà còn sử dụng phổ biến thuật ngữ này
trong đời sống tôn giáo nói chung.
Tại Hội thảo, nhiều đề tài liên quan đến Phật giáo Nguyên
thủy được nhắc đến, theo đó Tam tạng kinh điển Pali, gồm có Luật tạng, Kinh
tạng và Luật tạng đã được Chư tôn giáo phẩm Phật giáo Việt Nam phiên dịch trực
tiếp từ Pali sang Việt ngữ là nguồn tài liệu kinh điển Nguyên thủy quý giá, mà
chúng ta cần để nghiên cứu và khai khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm tô
điểm cho văn hóa, đạo đức Việt Nam thêm phong phú, đa dạng.
Lệ Trí