Notification

×

Iklan

Nội dung bài thuyết giảng của HT.Thích Giác Toàn tại khóa Bồi dưỡng trụ trì năm 2017

TT-TT - 25.7.17 Last Updated 2022-04-17T23:22:38Z
    CHIA SẺ
PGĐT - Khóa bồi dưỡng hành chính Giáo hội và trụ trì cơ sở năm 2017 đã được khai giảng vào ngày 24/07/2017 tại Phật giáo tỉnh Đồng Tháp dưới sự tham dự Chư tôn HĐCM, HĐTS GHPGVN. Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Phó Ban GDTN GHPGVN, có bài giảng chia sẻ kinh nghiệm với 400 học viên tham gia khóa học, với đề tài “Trách nhiệm của vị trụ trì trong việc định hướng tu tập và hoằng hóa trước thời duyên”. 


Với tôn chỉ đối với người tu phải có những điều trưởng dưỡng, hun đúc tinh thần phạm hạnh của một tỳ kheo phải có tố chất cầu học cần tu. Để tăng, ni và phật tử thực hành đúng chính pháp của đức Phật, đặc biệt là theo đường lối, tôn chỉ của Tổ thầy thì trước hết vị trụ trì cần phải làm gương, tức là biểu hiện than giáo trong đời sống theo tinh thần “giới luật Phật chế” và “lục hòa cộng trụ” ngang qua cách thức sinh hoạt, tu tập của mình để giáo hóa, nhiếp phục nhân sinh. 

 I. Định hướng tu tập tại trú xứ nơi mình đảm nhận 

1. Trang nghiêm phẩm hạnh ngang qua việc nhiếp phục thân khẩu ý Đối với người xuất gia việc trao dồi tư cách đạo đức, phẩm hạnh trang nghiêm ngay trong đời sống thường nhật là điều rất cần thiết, bởi vậy là việc trọng yếu của người tu học Phật. Kinh Trung A Hàm “Thân hành thanh tịnh; khẩu hành thanh tịnh; Ý hành thanh tịnh…chính đại quang minh, khéo léo giữ gìn, không có tỳ vết. Nhân nơi Thân hành thanh tịnh; Khẩu hành thanh tịnh; Ý hành thanh tịnh…này mà vẫn không tự đề cao, không khinh chê người, không ô uế, không vẩn đục, được các vị phạm hạnh có trí khen ngợi…”. 

 2. Thực hiện lời dạy là lấy “Giới – Định – Tuệ” làm nền tảng căn bản tu tập
Người tu tập đúng chính pháp tức nhiên sẽ có đời sống an lạc và hạnh phúc, do sự tu tập Giới và Thiền định mang lại. Nhờ thực tập Giới và Định, làm cho trí huệ phát sinh, nên tâm vắng lặng các phiền não khổ đau, không còn bị các dục làm cho say đắm hay quay cuồng theo trần thế. Ba môn Giới Định Tuệ gọi là tam giải thoát. Điều này được Thiền sư Trần Thái Tông dạy rõ trong khóa hư lục: “nếu ai nương theo Giới – Định – Tuệ mà tu, tức là đi đường tắt của chư Phật, thì sớm muộn gì cũng sẽ được giải thoát sanh tử…”. 

II. Sứ mạng “hoằng pháp lợi sinh” của vị trụ trì trước thời duyên 

1. Hoằng pháp ngày nay
Hạnh nguyện khất thực hóa duyên được thay thế bằng tinh thần “thiểu dục tri túc”: Hạnh khất thực là phương tiện của chư Phật để giáo hóa chúng sinh. Thiết nghĩ, nay duy trì “hạnh khất thực hóa duyên” nay đó cũng chính là phương pháp thiết thực đưa đạo vào đời vừa gần gũi, bình dị, thân quen; vừa tự độ và độ tha. Cuộc sống hiện nay khi mà tốc độ phát triển của xã hội nhanh chóng đi lên, vật chất đáp ứng đầy đủ nhu cầu con người nhưng phiền não, khổ đau thì chưa có cách giải quyết. Thực hành đúng lời dạy của đức Phật về thiểu dục tri túc chắc chắn chúng ta sẽ tìm được sự bình an nơi tâm hồn và tự tại giữa cuộc sống, không bị ngũ dục chi phối trong mọi hoàn cảnh.

2. Hoằng pháp qua con đường giáo dục (giảng dạy) 
Mỗi vị tăng ni trụ trì cần phải đảm nhận vai trò thiêng liêng là một sứ giả của Như Lai. Tại nơi đạo tràng, tự viện, tịnh xá, trong những buổi ngọ trai hoặc ngày lễ… 

3. Hoằng pháp qua việc tổ chức các khóa tu 
Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó và đồng hành với dân tộc suốt hơn 2000 năm qua. Do vậy, sự hiện hữu của ngôi già lam tự viện hiển nhiên đã in đậm trong tâm thức, trở thành mạch sống của dân tộc, được thể hiện qua câu thơ: “Mái chùa che chở hồn dân tộc/Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Tại ngôi tự viện cần nên có các khóa tu định kỳ (ít nhất một tháng 1 lần) để hướng dẫn các phật tử trau dồi trí huệ, đạo đức, thực tập thiền định, trải nghiệm đời sống hạnh phúc. Đó là hạnh nguyện dấn thân phụng sự đạo pháp, thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo. 

4. Hoằng pháp bằng con đường văn hóa và ứng dụng công nghệ 
Vị trụ trì ngoài khả năng am hiểu nội điển cần phải có những kiến thức cơ bản về lịch sử và đặc tính văn hóa từng vùng miền; nỗ lực trau dồi những kỹ năng như viết lách, sáng tác thơ văn, nghiên cứu dịch thuật các mảng văn học, lịch sử, triết học, văn hóa… Kết luận Khác với tăng chúng, vị trụ trì là người có phúc duyên tích tụ nhiều đời, được thầy tổ giao việc, ý thức điều đó, để làm tốt trách nhiệm và sứ mạng của mình thì vị trụ trì đem tinh thần vô ngã của đức Phật dạy ứng xử, đồng thời điều nhiếp tâm tánh mình an trú vào tứ đức Niết Bàn, từ đó tâm mình được yên. Khi tâm yên thì trí sẽ sáng, việc dễ thành tựu, an vui. Không nên xem trụ trì là chức vụ quyền hành, mà đó là trách nhiệm phải gánh vác để lập công bồi đức. Trụ trì đương nhiên là người nắm rõ Hiến chương, các Nội quy về Tăng sự cũng như các ban ngành khác của Giáo hội; hiểu và nắm vững pháp luật do Nhà nước ban hành. Vị trụ trì cần chuyên tâm tầm cầu học tập kinh điển và hành trì giáo pháp để hoàn thiện phẩm chất của một vị xuất gia giải thoát. Nếu không làm được như thế thì quả thật là một thiếu sót lớn và xem như nhiệm vụ, sứ mạng của vị trụ trì khó mà hoàn thành. 

Tiêu Nghiêm ghi