PGĐT - Như vậy là chuyến viếng thăm của Tổng thống quyền lực nhất thế giới Obama tại Việt Nam đã kết thúc, thế nhưng những ngày qua, hình ảnh của ông tại đây vẫn không ngừng lan tỏa trên các diễn đàn, báo chí và mạng xã hội cũng như thành chủ đề trong những cuộc nói chuyện.
Người ta không có gì khó hiểu vì sức nóng của ông, đây có thể là một vị Tổng thống có độ phủ kín hình ảnh trên tất cả mọi mặt trận truyền thông, từ chính trị, gia đình, hôn nhân, trẻ em, âm nhạc, ẩm thực... ngay cả trong lĩnh vực Phật giáo.
Người ta không có gì khó hiểu vì sức nóng của ông, đây có thể là một vị Tổng thống có độ phủ kín hình ảnh trên tất cả mọi mặt trận truyền thông, từ chính trị, gia đình, hôn nhân, trẻ em, âm nhạc, ẩm thực... ngay cả trong lĩnh vực Phật giáo.
Hình ảnh Tổng thống ghé thăm chùa Ngọc Hoàng với 30 phút trong khoảng hơn 2 ngày tại Việt Nam đủ để cho thấy sự quan tâm đến tôn giáo này như thế nào, ông còn khá tâm lý khi trích dẫn những câu nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào bài phát biểu đủ để cho thấy ông là người nghiên cứu văn hóa và tín ngưỡng tại Việt Nam ra sao trước khi đến với đất nước có hơn 40 triệu dân theo đạo Phật, và hàng triệu người kính ngưỡng Phật giáo.
Đáng tiếc thay, trong lúc một chính trị gia rất quan tâm và dành tình cảm cho đạo Phật như thế, ngược lại những nhà báo trong nước đã "vô tâm" hay giới hạn về năng lực đã "dựng lên" những bài viết mang tính cực đoan, làm ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo.
Sau chuyến ghé thăm chùa Ngọc Hoàng, trên mạng thông tin xuất hiện một số bài viết mà thoạt đầu, khi chưa tiếp nhận thông tin đầy đủ đã làm buồn lòng rất nhiều người theo đạo Phật, khi cho rằng sư trụ trì Thích Minh Thông ở chùa Ngọc Hoàng đã đề nghị ông Obama thắp nhang cầu xin một đứa con trai khi biết rằng ông chỉ có hai cô con gái, thậm chí có báo còn cho đó là lời đề nghị "khiếm nhã".
Nhưng đâu là sự thật khi người trong cuộc lên tiếng? Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng, là người hướng dẫn ông Obama ghé thăm chùa Ngọc Hoàng đã trả lời phóng viên báo Zing.vn như sau: "Chẳng ai được tiếp cận Tổng thống, ngoài trừ tôi và sư trụ trì, những lời nói của tôi chỉ vừa đủ cho Tổng thống nghe, chắc chắn báo chí không thể nghe được vì khoảng cách rất xa vì vấn đề an ninh cho Tổng thống".
Thế thì không hiểu sao, các phóng viên báo chí nước ta đã nghe từ đâu để rồi rất rất nhanh nhạy khi đăng tít cho rằng "Sư trụ trì đề nghị khiếm nhã?” Cũng rất may, ông Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng đã giải oan cho sư trụ trì Thích Minh Thông trong những bài trả lời sau đó.
Vấn đề đã trôi qua, Tổng thống cũng kết thúc chuyến thăm tại Việt Nam, nhưng dư âm vẫn còn đó, vấn đề báo chí tại Việt Nam đã được nói nhiều trong thời gian qua, kiểu cách làm ẩu và đưa tin sai sự thật đã ít nhiều gây ra những hệ lụy, uy tín của những cá nhân và tổ chức.
Thiết nghĩ, khi nhận thức mình đã là người cầm bút để định hướng xã hội, nhà báo cần có kỹ năng chuyên nghiệp và thận trọng hơn, trong vấn đề này không những làm mất uy tín của sư trụ trì Thích Minh Thông, mà xa hơn còn ảnh hưởng đến hình ảnh con người và đất nước Việt Nam trước bè bạn thế giới, điều này thật nguy hại cho chúng ta khi người Mỹ nhìn vào các bài báo và thốt lên rằng: Ồ, sư trụ trì người Việt Nam nói chuyện gì kỳ thế?. Điều đó không còn chỉ là vấn đề của cá nhân nữa, mà là của một dân tộc, của một quốc gia rồi đấy.
Lệ Trí