Notification

×

Iklan

Pháp: 5.000 người dự Festival Himalaya

TT-TT - 23.6.15 Last Updated 2022-03-11T22:14:39Z
    CHIA SẺ
Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong đưa tin ngày 17/06/2015 – Khoảng năm nghìn người dự Festival Himalaya (Hy Mã Lạp sơn) ở Pari, Pháp quốc. Sự kiện do Maison, Hiệp hội Tibet House tổ chức tại Pari. Đây là Lễ hội thường niên lần thứ 15, chủ yếu tập trung vào văn hóa Himalaya (Hy Mã Lạp sơn), đặc biệt nhấn mạnh về Tây Tạng.

Hiệp hội Tibet House được thành lập vào năm 1991, để ủng hộ cho tiến trình dân chủ, độc lập và bảo tồn văn hóa của người Tây Tạng tại Pari, Pháp. Hiệp hội cung cấp hỗ trợ cho tương lai của người dân Tây Tạng lưu vong và  hoạt động cả trong văn hóa và nhân đạo.

Sangsol (hương nghi lễ truyền thống của lễ) - Kasur bà Jetsun Pema và Ven. Thubten Wangchen, thành viên của Quốc hội Tây Tạng.

Bắt đầu Lễ hội với nghi thức Sangsol (đốt trầm dâng hương) do chư Tăng Tu viện Ganden Jangtse. 
Bà Jetsun Pema, bào tỷ của đức Đạt Lai Lạt Ma, người mẹ của hàng triệu trẻ em Tây Tạng. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn tích cực tham gia Viện Đạt Lai Lạt Ma ở Thành phố Bangalore, Ấn Độ, một Viện Nghiên cứu Tây Tạng cao cấp.

Trong một buổi Thảo luận về sự đóng góp của đức Đạt Lai Lạt Ma cho Hòa bình thế giới, Bà Jetsun Pema nói: “Đưa vào thực hành những lời Khai thị về Chính pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma là món quà Sinh nhật tốt nhất”.

Buổi Thảo luận về “Sự đóng góp của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma cho hòa bình thế giới". Bà Jetsun Pema, người mẹ của hàng triệu trẻ em Tây Tạng, Ông André Gattolin, Thượng Nghị sĩ Quốc hội Pháp, Bà Irène Frain, Ký giả Pháp,  Đại đức Thupten Wangchen tại Trung tâm Casa del Tibet, Thành phố Barcelona, Tây Ban Nha.


Lễ hội Festival Himalaya có sự hiện diện của Ông André Gattolin, Thượng Nghị sĩ Quốc hội Pháp, Bà Irène Frain, Ký giả Pháp,  Đại đức Thupten Wangchen tại Trung tâm Casa del Tibet, Thành phố Barcelona, Tây Ban Nha.

Ngài Dagpo Rinpoche, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nay Dagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu. Ngài đã có chia sẻ buổi Pháp thoại với đề tài: “Bản chất của việc hoằng dương Chính pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma”.

Khoảng năm nghìn người dự Festival Himalaya (Hy Mã Lạp sơn) ở Pari, Pháp quốc
Ngài Dagpo Rinpoche ôn lại những đóng góp to lớn của đức Đạt Lai Lạt Ma trong việc bảo tồn và phát huy Phật giáo Tây Tạng. 

Ngài Dagpo Rinpoche nói: “Nếu đức Đạt Lai Lạt Ma không tỵ nạn ở Ấn Độ. Điều gì sẽ xảy ra với nền văn hóa Tây Tạng chúng tôi ? 

Ngày 31 tháng 3 năm 1959,  đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu sống lưu vong ở Ấn Độ, lưu trú ở thị trấn Dharamsala thuộc bang Punjab, nơi Ngài thành lập chính phủ Tây Tạng với một Hội đồng Dân cử dựa trên dân chủ. Trong khi đó, Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp đàn áp dã man đối với người dân Tây Tạng, cáo buộc đức Đạt Lai Lạt Ma tội diệt chủng. Cùng sự khởi đầu của Cách mạng Văn hóa, cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với Phật giáo Tây Tạng gia tăng nhanh chóng, việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo bị cấm và hàng ngàn tu viện đã bị phá hủy. 

Dù lệnh cấm đã được bãi bỏ năm 1976, các cuộc biểu tình ở Tây Tạng vẫn tiếp diễn, và đức Đạt Lai Lạt Ma đang lưu vong đã giành được sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế về các phong trào độc lập Tây Tạng. Năm 1989, đức Đạt Lai Lạt Ma được trao giải Nobel Hòa bình, ghi nhận chiến dịch bất bạo động của Ngài nhằm kết thúc sự thống trị của Trung Quốc ở Tây Tạng. 

Vào ngày thứ hai, đã có một cuộc Thảo luận về “Những thách thức về Môi trường của cực thứ ba”, đề tài này một nhóm gồm các vị; bà Marie Holzman, chuyên gia về Trung Quốc đương đại, đồng thời là chủ tịch Hiệp hội Đoàn kết Trung Quốc (Solidarité Chine), Ông Wang Weiluo, một nhà khoa học thủy điện nổi tiếng của Trung Quốc, Ông André Gattolin, Thượng Nghị sĩ Quốc hội Pháp, Ông Alain Lamballe, Tướng quân đội Pháp, chuyên gia về khu vực Nam Á, cùng Thảo luận trong bầu không khí sôi nổi.

Chủ đề của Lễ hội trong việc Mừng sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma và Môi trường của Tây Tạng. Trong suốt cả mấy ngày, tổ chức liên quan đến Tây Tạng.  Kỷ niệm năm thứ 25, Pháp hỗ trợ cộng đồng Tây Tạng lưu vong (1990-2015).

Bà Jetsun Pema thay mặt cho cộng đồng Tây Tạng, đặc biệt tri ân Ông Jean-Michel Belorgey, Cựu Chính trị gia Pháp,  Nguyên Chủ tịch của Ủy ban châu Âu về quyền lợi xã hội, Ông Louis de Broissia (UMP, người thành lập Nhóm  Nghiên cứu Pháp-Tây Tạng đầu tiên trong Quốc hội Pháp vào năm 1990, Trưởng ban nghi lễ trong tư cách Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Pháp-Tây Tạng tại Thượng viện. 

Festival Himalaya (Hy Mã Lạp sơn) được tổ chức tại Route de Ceinture du Lac-Daumesnil. Hơn 34 lều quán Văn hóa Phật giáo Tây Tạng được dựng xung quanh Lễ hội, phục vụ Từ thiện xã hội. Hai quầy hàng gây Quỹ cứu trợ cho các gia đình nạn nhân trong trận động đất ở Nepal. Bốn lều lớn để phục vụ Văn hóa ẩm thực Tây Tạng và quà lưu niệm Văn hóa Tây Tạng. Một lều thật lớn để dùng Chiếu phim tài liệu Lịch sử Tây Tạng, Văn hóa và Môi trường cũng như các cuộc đàm phán về Tây Tạng. Triển lãm Mandala trên cát do do chư Tăng Tu viện Ganden Jangtse đảm trách.

Nhóm Nghệ sĩ Tây Tạng có Trụ sở tại Pari đã diễn xuất những vũ điệu và các bài hát truyền thống dân tộc Tây Tạng. Cô Tina và các bạn của Cô diễn xuất vũ điệu Bolly Belly Dreams thật hấp dẫn và thu hút khán giả.

Nhóm nhạc Acoustic, nổi tiếng của Pháp và Nhóm nhạc Hilight Tribe diễn xuất tại Festival Himalaya (Hy Mã Lạp sơn) ở Pari, Pháp quốc

Kết thúc Lễ hội Festival Himalaya thành công viên mãn, trong đó có sự góp mặt của Nhóm nhạc Acoustic, nổi tiếng của Pháp và Nhóm nhạc Hilight Tribe.
Lễ hội Festival Himalaya không nhận sự trợ cấp nhà nước hoặc địa phương nhưng dựa vào sự giúp đỡ của hàng trăm tình nguyện viên mê hoặc đối với văn hóa của dãy Himalaya. Tại lễ hội, nó nhắc lại lời kêu gọi tất cả những ai muốn tham gia.

Thích Vân Phong 
(Theo VP Chính phủ Tây Tạng)